Cơ sở y tế từ chối sản phụ mắc COVID-19 khám bệnh, sinh con, Bộ Y tế nói gì?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình trạng một số cơ sở y tế từ chối phụ nữ có thai đến khám và sinh con khi nhiễm Covid-19, Bộ Y tế đã có văn bản chấn chỉnh trong ngày 18/1.

Trong văn bản về việc chấn chỉnh công tác chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước; Các bệnh viện trực thuộc Bộ; Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng; Cục Y tế, Bộ Công an; Y tế các bộ, ngành, Bộ Y tế cho biết, năm 2021 với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều phụ nữ mang thai, sản phụ đã bị mắc COVID-19 trong đại dịch, thậm chí tử vong.

Cùng với đó, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai trong bối cảnh dịch bệnh, cũng như ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú. Các tỉnh, thành phố cũng đã tích cực, nỗ lực cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tuy nhiên, gần đây, một số cơ sở y tế từ chối phụ nữ có thai đến khám và sinh con khi có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có cung cấp dịch vụ khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh và các bộ, ban ngành liên quan đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sản khoa, trẻ sơ sinh an toàn, liên tục, tránh đứt gãy cung ứng dịch vụ;

Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh thực hiện tuân thủ hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở y tế.

"Trong đó, chú trọng tất cả các cơ sở có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh đảm bảo phân luồng, có khu khám, chăm sóc và điều trị riêng cho phụ nữ mang thai dương tính với COVID-19. Tuyệt đối không đùn đẩy, từ chối khám, chăm sóc cho phụ nữ có thai mắc COVID-19", Bộ Y tế nêu rõ. "Trong trường hợp cấp thiết, cần tư vấn rõ ràng, phối hợp chuyển thai phụ tới cơ sở điều trị COVID-19 của địa phương, hoặc liên hệ với bệnh viện được Bộ Y tế phân công để được hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật".

Bộ Y tế đồng thời yêu cầu các bệnh viện được Bộ phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa thành lập, duy trì kíp gồm đầy đủ các chuyên khoa: sản khoa, sơ sinh, gây mê - hồi sức để sẵn sàng hỗ trợ cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện tuyến dưới khi cần thiết.

Trước đó, sản phụ H.T.H (sinh năm 1993) đã đặt cọc chờ sinh tại Bệnh viện Quốc tế Green, TP Hải Phòng. Đến gần ngày sinh, chị nhập viện và có kết quả dương tính với SARS-CoV -2.

Lúc này, nhân viên y tế của Bệnh viện Quốc tế Green từ chối cho sản phụ nhập viện; đồng thời đề nghị gia đình đưa sản phụ sang bệnh viện khác trên cùng địa bàn để chờ sinh, điều trị.

Sản phụ được gia đình chuyển đến Bệnh viện Phụ sản và sinh con theo phương pháp mổ đẻ vào lúc 11h trưa ngày 6/1.

Sự việc trên gây bức xúc dư luận. Ngày 7/1, Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Bệnh viện Quốc tế Green.

Các hành vi vi phạm của Bệnh viện Quốc tế Green gồm: Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Sở Y tế xử phạt đơn vị trên 14 triệu đồng vì hành vi này.

Ngoài ra, bệnh viện còn bị xử phạt 20 triệu đồng vì hành vi: Không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm khi để bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19 tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.