Cơ sở giáo dục bị tố bạo hành trẻ tự kỷ ở Đà Nẵng chưa được cấp phép hoạt động

Sau buổi làm việc với cơ quan chức năng, cơ sở giữ trẻ này lập tức cho đóng cửa, không tiếp phụ huynh và báo chí.
Sau buổi làm việc với cơ quan chức năng, cơ sở giữ trẻ này lập tức cho đóng cửa, không tiếp phụ huynh và báo chí.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) vừa có báo cáo nhanh liên quan đến vụ việc cháu bé 7 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành vừa xảy ra trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND quận Sơn Trà, cơ sở giữ trẻ này là Trung tâm giáo dục đặc biệt Cầu Vồng, được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục đặc biệt ký quyết định công nhận thành lập, do bà Nguyễn Thị H là người đứng đầu.

Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học nói chung, tâm lý học chuyên ngành, giáo dục chuyên biệt dành cho người khuyết tật, tại số 39 đường Nguyễn Sáng (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Tuy nhiên, từ tháng 11/2023, trung tâm không hoạt động tại địa chỉ trên mà chuyển đến số 83 đường Tôn Quang Phiệt, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Cụ thể, Viện Nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục đặc biệt thuê nhà này từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024 (theo Hợp đồng thuê nhà), người đại diện thuê theo ủy quyền là bà Nguyễn Thị H.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục đặc biệt ban hành quyết định thành lập Viện nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục đặc biệt - Chi nhánh Cầu Vồng Sơn Trà, Đà Nẵng tại số 83 Tôn Quang Phiệt và quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị H làm Giám đốc từ ngày 28/9/2023.

Ngày 17/2/2024, UBND phường An Hải Bắc phát hiện Viện nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục đặc biệt - Chi nhánh Cầu Vồng Sơn Trà (Đà Nẵng) dựng bảng cơ sở tại số nhà 83 Tôn Quang Phiệt nên yêu cầu tháo dỡ bảng, đồng thời yêu cầu cung cấp các hồ sơ liên quan việc cấp phép theo quy định.

Đến nay, cơ sở này chưa được cấp phép thành lập và hoạt động giữ trẻ tại địa chỉ 83 Tôn Quang Phiệt, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà của các cơ quan chức năng.

Theo UBND quận Sơn Trà, việc nhận giữ trẻ tại cơ sở số nhà 83 Tôn Quang Phiệt được cá nhân bà Nguyễn Thị H tự ý tổ chức và thuê một số người tham gia giữ trẻ từ ngày 20/2/2024. Số trẻ dao động từ 5 đến 8 trẻ/ngày.

Tại thời điểm kiểm tra ngày 01/3, bà H không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến việc nhận giữ trẻ tại địa chỉ 83 Tôn Quang Phiệt.

Như Pháp luật Việt Nam đã đưa tin, sáng 01/3, chị T.N.G.H (trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà) đã lên mạng xã hội tố cáo Trung tâm giáo dục đặc biệt Cầu Vồng có hành vi bạo hành con của mình.

Theo chị G.H, con gái mình là L.T.K.N (7 tuổi) bị tự kỷ tăng động rối loạn ngôn ngữ. Gia đình gửi cháu tại cơ sở giáo dục đặc biệt Cầu Vồng. Thời gian gần đây, thấy cháu sau khi đi học về có nhiều vết bầm tím bất thường nên phụ huynh đến cơ sở nuôi dạy trẻ yêu cầu trích xuất camera và phát hiện con mình bị bạo hành.

Qua hình ảnh camera ghi lại, liên tục trong ngày 27/2, cháu N bị giáo viên kéo tóc, đánh đập. Khi cháu N khóc to hơn, thì bị giáo viên này lấy chăn trùm lên mặt đồng thời đe nẹt để cháu… bớt khóc.

Đáng nói, một đoạn clip ghi lại cảnh khi thấy cháu N bị bạn học tát vào mặt, bảo mẫu đứng bên cạnh còn vỗ tay, xoa đầu đồng thời cổ vũ học sinh: "Đúng rồi con, táng nó đi con, giỏi quá".

Tiếp nhận thông tin, trưa 01/3, lực lượng công an địa phương và các cơ quan liên quan đã lập đoàn kiểm tra đối với cơ sở giữ trẻ nêu trên.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.