“Có quốc tịch Việt Nam, tôi sẽ lập gia đình, khai sinh cho con”

(PLVN) - Chiều 18/1, tại tỉnh Quảng Bình đã diễn ra buổi Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 18 người Lào di cư tự do trên biên giới Việt – Lào. Đối với 18 người, sự kiện này là như một lần nữa họ được sinh ra…

Dự lễ có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cùng Đoàn công tác của Bộ, đại diện Bộ Ngoại giao; Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân - Trưởng Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Quảng Bình, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thị Lài và đại điện lãnh đạo các sở, ban ngành và chính quyền các huyện liên quan.

Về phía nước bạn Lào, có Phó vụ trưởng Vụ Thúc đẩy hệ thống Tư pháp - Bộ Tư pháp Lào ông Vi-con Bun-vi-lay, Đại diện Ngoại giao Lào ông Bun-phiêng Chăn-thạ-vông, Uỷ viên Thường vụ, Phó tỉnh trưởng, Trưởng Ban Biên giới Lào – Việt ông Khăm-sỉ Út-thị-vông cùng đại diện các ban ngành liên quan.

Trên vùng biên viễn 2 nước Việt – Lào ở tỉnh Quảng Bình, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên xuất hiện trường hợp người dân không có quốc tịch. Họ không được cấp CMND, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy tờ đăng ký tài sản, không được Nhà nước đứng ra bảo hộ và không được bảo đảm các quyền của công dân. Từ các sinh hoạt chính trị - xã hội, học tập… đến những quyền lợi do Nhà nước quy định, tất cả đều là con số “0” tròn trĩnh.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân trao quyết định của Chủ tịch nước cho bà con.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân trao quyết định của Chủ tịch nước cho bà con.

Và từ sâu trong tâm khảm của họ, được trở thành công dân của Nước CHXHCN Việt Nam là niềm khát khao, mong mỏi suốt thời gian hàng chục năm qua. Khi trao đổi với PV Báo PLVN, ông Vũ Anh Sơn - Trưởng phái bộ Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Việt Nam từng chia sẻ rằng: “Vấn đề người di cư tự do, không quốc tịch và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt – Lào đang được Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, các tổ chức nhân đạo thế giới và dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Việc Chủ tịch nước ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người dân di cư tự do trên các tỉnh biên giới Việt – Lào là sự kiện lớn, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và được dư luận quốc tế, các tổ chức về quốc tịch, về quyền con người đánh giá rất cao”.

Để thực hiện Thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước của Chính phủ hai nước Việt – Lào ký kết năm 2013, những cán bộ, lãnh đạo của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình, UBND các huyện có người dân di cư tự do miệt mài ngày ngày cắt núi, băng rừng Trường Sơn hùng vĩ đầy nắng gió để đến từng địa bàn điều tra lý lịch, tận tình hướng dẫn cho người dân điền vào từng đơn xin nhập quốc tịch, viết tờ khai, chụp ảnh, lấy dấu vân tay... Rồi hồ sơ của bà con được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thẩm định, trình lên Chủ tịch nước xét duyệt. 

Chiều 18/1, trong lòng 18 người kết hôn không giá thú và di cư tự do trên biên giới Việt – Lào ở Quảng Bình có lẽ không  lúc nào vui sướng đến thế. Từ hôm nay, họ sẽ chính thức là công dân của Nước CHXHCN Việt.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân trao Quyết định số 1899/QĐ-CTN ngày  22/10/2018 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 18 trường hợp người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt – Lào ở tỉnh Quảng Bình.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chúc mừng 18 bà con được nhập quốc tịch Việt Nam lần này
 Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chúc mừng 18 bà con được nhập quốc tịch Việt Nam lần này

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chúc mừng 18 bà con được nhập quốc tịch Việt Nam lần này và căn dặn từng bà con phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ để trở thành một công dân Việt Nam có ích cho đất nước.

Những người dân được nhập quốc tịch lần này là đồng bào thuộc 2 dân tộc Ma Coong và Vân Kiều. Trong đó, 11 công dân đang sinh sống tại huyện Quảng Ninh, 4 công dân ở huyện Bố Trạch, 2 người ở huyện Minh Hoá và 1 người ở huyện Lệ Thuỷ. Chia sẻ tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân bày tỏ sự ghi nhận những nỗ lực và tâm huyết của lãnh đạo Bộ Tư pháp đã quan tâm, hỗ trợ cho Sở Tư pháp, UBND tỉnh để có được kết quả đáng mừng hôm nay. Với trách nhiệm của mình, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục cần thiết còn lại để bà con sớm được hưởng thụ các chính sách ưu đãi, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ có những chính sách để nỗ lực giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Cầm quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước trên tay, chị Nang Bằng (SN 1990, người dân tộc Vân Kiều, trú tại bản Trung Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) kể rằng, chị cùng anh chị em sang bản Trung Sơn sinh sống từ năm 10 tuổi cho đến nay. Nang Bằng đã lấy chồng, sinh con nhưng khi biết chị chưa có quốc tịch, người chồng đã nhẫn tâm bỏ đi, để chị và con sống một mình. “Tôi xem Việt Nam như là quê hương của mình. Bây giờ tôi là người Việt Nam rồi, tôi có quốc tịch rồi. Tôi sẽ lại lập gia đình, khai sinh cho con và sẽ đưa con đến trường” – Nang Bằng phấn khởi reo lên.

Những cư dân vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam quyết định cho nhập quốc tịch
Những cư dân vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam quyết định cho nhập quốc tịch

Còn mẹ Đinh Thị Luy (SN 1951, người dân tộc Ma Coong, trú tại bản Cây Cà, xã Trường Sơn) chia sẻ rằng: “Có lúc mẹ tưởng cuộc đời mẹ sẽ không bao giờ được công nhận có quốc tịch nữa rồi. Xin cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp. Cảm ơn những người làm Tư pháp Việt Nam đã sinh ra mẹ một lần nữa!”

Chia sẻ tại buổi Lễ,  ông Khăm-sỉ Út-thị-vông, Uỷ viên Thường vụ, Phó tỉnh trưởng, Trưởng Ban Biên giới Lào - Việt tỉnh Khăm Muộn cho rằng, việc 18 người đồng bào di cư từ Lào được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cho nhập quốc tịch lần này sự thể hiện sâu sắc tinh thần đoàn kết, mong muốn xây dựng biên giới hai nước Lào – Việt anh em mãi mãi hoà bình. Hơn thế nữa là sự tăng cường mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác và phát triển toàn diện giữa 2 đất nước Lào – Việt trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc pháp luật của nhau, đảm bảo quyền, lợi ích và chủ trương giải quyết nhân văn sâu sắc đối của người di cư tự do, kết hôn không giá thú trên biên giới 2 quốc gia”.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.