Cơ quan thẩm tra lo đầu tư hơn 270.000 tỷ cho đồng bào dân tộc và miền núi chưa đủ

Quốc hội đang xem xét đề xuất đầu tư hơn 270.000 tỷ đồng cho đồng bào dân tộc và miền núi. Ảnh: VGP
Quốc hội đang xem xét đề xuất đầu tư hơn 270.000 tỷ đồng cho đồng bào dân tộc và miền núi. Ảnh: VGP
(PLVN) - Đó là đề xuất của Chính phủ trong Tờ trình đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày tại Quốc hội sáng nay (28/5).

Theo Tờ trình, thời gian thực hiện Chương trình là 10 năm và chia làm hai giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030. Mmục tiêu cụ thể đến năm 2025 cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo sinh kế giải quyết những vấn đề bức thiết của nhóm dân tộc rất ít người và dân tộc còn nhiều khó khăn đối với hơn 16.100 hộ; hỗ trợ tạo mô hình sinh kế, ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở 382 xã biên giới đất liền; góp phần tăng thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số trên 2 lần so với 2020.

Chương trình cũng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 3%; phấn đấu giảm trên 60% số xã, thôn đặc biệt khó khăn so với tiêu chí năm 2020; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận tiện bốn mùa...

Bên cạnh đó sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 12.000 hộ dân tộc thiểu số chưa được ổn định thuộc diện di cư tự phát; định canh, định cư bền vững cho hơn 1.300 hộ dân tộc thiểu số; bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và khu vực nguy cơ cao về thiên tai cho hơn 51.200 hộ.

Định hướng mục tiêu đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát...

Cơ bản tán thành những đề xuất của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề cấp bách, bức xúc, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cùng với các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn, thực sự mang lại hiệu quả cao nhất.

Cơ quan thẩm tra lo đầu tư hơn 270.000 tỷ cho đồng bào dân tộc và miền núi chưa đủ ảnh 1
 Chủ tịch HĐDT Hà Ngọc Chiến. Ảnh: Quốc hội

Theo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (cơ quan thẩm tra Tờ trình), "với nhu cầu đầu tư rất lớn trong khi khả năng nguồn lực đáp ứng có hạn, nếu đầu tư dàn trải, phân tán thì sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra" - Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh. 

Cơ quan thẩm tra cũng băn khoăn trước dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này giai đoạn 2021-2025 là 137.664,95 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 134.270,70 tỷ đồng. Chủ tịch HĐDT Hà Ngọc Chiến cho rằng, tổng nguồn vốn đề xuất trên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra và thấp hơn nhiều so với khái toán ban đầu trong Đề án tổng thể do Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (335.421,367 tỷ đồng), đạt 41,04% so với khái toán ban đầu, trong khi mục tiêu không thay đổi.

Với đề xuất của Chính phủ, nguồn lực chủ yếu để thực hiện Chương trình là Ngân sách trung ương (giai đoạn 2021-2025 khoảng 105.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 76%) trong khi đó sự tham gia của nguồn vốn huy động hợp pháp khác rất nhỏ (khoảng 3.000 tỷ đồng, chiếm 2,16%).

Vì thế, Hội đồng Dân tộc đề nghị cần ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút sự tham gia của tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước đóng góp cho Chương trình, đồng thời có cam kết của các địa phương, bảo đảm bố trí đủ vốn thực hiện dự án.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành thảo luận.

Cần làm rõ lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ trong lực lượng Công an

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu Luật Công an nhân dân quy định các trường hợp thực hiện tăng hạn tuổi 2 năm ngay thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ với lộ trình tăng tuổi đối với các trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn theo Bộ luật Lao động và Nghị định số 135/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.

Đọc thêm

Công phá tâm lý sợ sai

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Mới đây, giải trình trước Quốc hội, lãnh đạo Bộ Nội vụ thừa nhận thực trạng cán bộ né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám thực thi công vụ không diễn ra đơn lẻ mà ở nhiều địa phương, kể cả một số bộ, ngành Trung ương.

Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng 2%

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình.
(PLVN) - Chiều 1/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội (QH); một số đại biểu QH tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đồng thời đề nghị kéo dài thời giảm thuế.

Xem xét tính hợp lý của các thông tư trước khi ban hành

Toàn cảnh phiên họp.

(PLVN) -  Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng nay, 1/6, đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, với vai trò đầu mối, Bộ Tư pháp đã làm tương đối tốt việc hậu kiểm đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ. Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu giao một cơ quan xem xét tính pháp lý cũng như tính hợp lý của các thông tư của các Bộ trưởng trước khi ban hành để khắc phục một số bất cập...

Kiến nghị tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ, giúp người dân hiểu đúng, tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Tài chính tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư...

Bên lề Quốc hội: 'Thời điểm thích hợp để khoan thư sức dân'

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, ngày 31/5/2023.
(PLVN) -  Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, để nền kinh tế có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, chúng ta cần những quyết sách mạnh mẽ hơn. Các vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính cần được giải quyết nhanh chóng hơn để các dự án bất động sản và các dự án sản xuất, kinh doanh khác được triển khai…

Ông Vũ Mạnh Hà được điều động làm Phó Bí thư tỉnh ủy Lai Châu

Ông Mai Văn Chính - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Vũ Mạnh Hà.
(PLVN) -  Chiều ngày 31/5, tại Lai Châu, Tỉnh ủy Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Vũ Mạnh Hà, Ủy viên Dự khuyết BCH TW Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy Hà Giang, Trưởng BTG Tỉnh ủy Hà Giang được điều động giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, nhiệm kỳ 2020- 2025...

‘Bốc thuốc, kê đơn’ cho căn bệnh ‘sợ trách nhiệm’

Quang cảnh phiên họp sáng 31/5.
(PLVN) -  Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 31/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Việc lấy phiếu tín nhiệm: Phải kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 30/5, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ và việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Trường Phổ thông dân lập Herman Gmeiner. (Ảnh Dương Giang-TTXVN)
(PLVN) -  Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc bảo vệ và chăm sóc thế hệ trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh.

Bảo vệ thông tin cá nhân là bảo vệ bản thân

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dữ liệu cá nhân đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể lĩnh vực tạo ra giá trị lợi nhuận cao trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, việc quản lý hiệu quả, tương đồng giữa sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân được đánh giá là rất quan trọng. Cùng với việc thực thi các quy định pháp luật, cá nhân người dùng cũng cần năng lực tự bảo vệ trên không gian mạng.

Sẽ rà soát, tham mưu phát triển nguồn nhân lực y tế

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình một số nội dung.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu cho Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trong khu vực công đến năm 2030 một cách căn cơ, cụ thể, chiến lược, bảo đảm nhân lực y tế khu vực công trong tình hình mới.