Cơ quan chức năng vẫn "lặng thinh" trước mong mỏi của gia đình nạn nhân thẩm mỹ viện

Cơ quan chức năng vẫn "lặng thinh" trước mong mỏi của gia đình nạn nhân thẩm mỹ viện
(PLO) - Mấy ngày gần đây gia đình chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn đang dốc hết những sức lực cuối cùng để tìm kiếm song vẫn không có kết quả. Họ vẫn đang lo lắng trông chờ vào kết quả của cơ quan chức năng...

Đã hơn 2 tháng trôi qua, nhưng thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Ông Phạm Đức Quang (cậu nạn nhân) cho biết: họ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm theo lời chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm từ khắp nơi đến và chỉ điểm, song vẫn chưa có kết quả.

"Hôm mùng 2/1, có hai vợ chồng từ miên Nam ra chỉ điểm ở khu vực bãi Tự Nhiên, Thường Tín. Gia đình chúng tôi có ghi nhận và sẽ tìm kiếm. Một nhà ngoại cảm khác cũng chỉ ở khu vực cách cầu Thanh Trì 200m" ông Quang nói.

Nói về những điểm nghi vấn của TS Vũ Văn Bằng đã khảo sát và chỉ ra, ông Quang chia sẻ: "Những địa điểm mà TS Bằng chỉ ra cũng báo cáo lại cơ quan chức năng để có phương pháp tìm kiếm. Còn về phía gia đình thì cũng làm nhiều cách tìm kiếm để có kết quả, lúc đầu gia đình cũng có ý định thuê máy xúc từ Phú Thọ về nhưng chi phí sẽ rất cao và việc vận chuyển khó khăn. Nên gia đình cũng đã nhờ đến cơ quan chức năng giúp đỡ trong phương án này. Song vẫn chưa thấy phản hồi từ phía cơ quan phản hồi".

Thời gian qua TS Vũ Văn Bằng vẫn luôn tích cực giúp đỡ gia đình nạn nhân trong việc tìm kiếm.
 Thời gian qua TS Vũ Văn Bằng vẫn luôn tích cực giúp đỡ gia đình nạn nhân trong việc tìm kiếm.

TS Vũ Văn Bằng cũng cho biết ông đã gửi hồ sơ lên cơ quan chức năng kèm theo các phương án tìm kiếm. Thời gian qua ông vẫn luôn tích cực giúp đỡ gia đình nạn nhân tìm kiếm, ông cũng sẽ tiếp tục giúp đỡ gia đình tìm kiếm và hy vọng sẽ kết thúc sớm.

Nói về kinh phí tìm kiếm thời gian qua, ông Nguyễn Hữu Thọ (chú của nạn nhân) cho biết: "Huy (chồng của nạn nhân - PV) nó đã không còn tiền và phải đi vay mượn khắp nơi từ lâu để tìm kiếm rồi. Vì thế giờ gia đình rất mong được sự giúp đỡ tích cực từ phía cơ quan chức năng để việc tìm kiếm thi thể cháu tôi có kết quả và nhanh chóng chấm dứt, để mọi người trong gia đình bớt đi nỗi đau thương, nỗi lo lắng và trở lại làm ăn".

Trao đổi với PLVN, BS Trần Đình Hiệu (nguyên trưởng Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn) cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Lê Thị Thanh Huyền có thể bị sốc tim. BS Hiệu nói: "Nói về việc sốc thì trong trường hợp ngoại lai thì mới có thể bị sốc, ví dụ như người ta lấy mỡ của người khác tiêm vào cơ thể của nạn nhân thì lúc đấy có thể bị phản vệ, dị ứng. Còn trong trường hợp của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền tự lấy mỡ của mình bơm vào ngực mình thì sẽ không thể xảy ra bị phản vệ trên".

Ông suy đoán về nguyên nhân cái chết của nạn nhân: “Mà theo tôi đó là do một bác sỹ khớp lại đi tiêm mỡ vào ngực nhưng thiếu kỹ thuật lại tiêm vào động mạch vú. Vì thế có thể gây ra nhồi huyết, nhồi huyết do khí hoặc do mỡ, nó theo dòng máu lên tim sẽ gây tắc mạch, gây ra nhồi máu cơ tim. Dẫn đến trụy tim mạch và gây ra cái chết của nạn nhân”.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.