Cổ phần hóa hàng loạt các Tổng công ty XDCT Giao thông

(PLO) - Đầu năm 2014, hàng loạt tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Cienco) được phê duyệt cổ phần hóa. Trong lịch sử tồn tại của mình, đây là những Cienco nổi tiếng và cũng đầy tai tiếng…
Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần tại các Cienco. Ảnh minh họa: MH
Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần tại các Cienco. 
Ảnh minh họa: MH 
Theo đó, 4 doanh nghiệp hàng đầu của ngành giao thông gồm Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), Cienco 4, Cienco 5 và Cienco 6 chính thức được cổ phần hóa với cơ cấu tỷ lệ phần vốn nhất định do  Nhà nước nắm giữ.
Các tổng công ty sau khi cổ phần hóa được kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi; được tiếp tục kinh doanh ngành, nghề mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi sở hữu đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 
Cienco 1 có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 35% vốn điều lệ, bán cho nhà đầu tư chiến lược 31% vốn điều lệ, bán đấu giá công khai 23,12% vốn điều lệ. Đối với Cienco 4, vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 35%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 26,5%, bán đấu giá công khai 26,88%. Cienco 6 có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%; bán đấu giá công khai 47,87% vốn điều lệ. 
Cienco 5 - đại gia bất động sản một thời vang bóng - có vốn điều lệ 439 tỷ đồng, tổng số cổ phần là 43,9 triệu, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 15.365.000 cổ phần, chiếm 35% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 210.700 cổ phần, chiếm 0,48% vốn điều lệ. Ngoài ra, bán ưu đãi cho tổ chức Công đoàn 500.000 cổ phần, chiếm 1,14% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 13.609.000 cổ phần, chiếm 31% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 14.215.300 cổ phần, chiếm 32,38% vốn điều lệ.
Ngoài các đơn vị trên, hàng loạt doanh nghiệp ngành giao thông cũng nhận được quyết định của Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa, gồm Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (TLG) và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI).  
Quyết định cho thấy Vinawaco và TLG sẽ được cổ phần hóa theo hình thức kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước với phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Riêng TEDI chỉ được bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Hiện nay, Vinawaco có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 30 triệu, trong đó Nhà nước nắm giữ 9,9 triệu đơn vị, chiếm 33% vốn điều lệ. Cũng nắm giữ số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Nhà nước sẽ nắm giữ 35% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với vốn điều lệ 125 tỷ đồng, Nhà nước sẽ nắm giữ 49% vốn điều lệ tại TEDI khi doanh nghiệp này được cổ phần hóa. 
Thủ tướng Chính phủ giao thẩm quyền quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời người đứng đầu ngành giao thông cũng được phê duyệt tiêu chí và quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, chỉ đạo doanh nghiệp công bố thông tin vể cổ phần hóa, phê duyệt quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết định giá khởi điểm bán cổ phần lần đầu và cử người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các “tổng” này.
“Đợt “ra quân” cổ phần hóa lần này cho thấy động thái quyết liệt của Chính phủ và ngành Giao thông trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tuy một chiếc áo mới không làm nên một con người mới, song việc hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thực sự cũng là một bước chuyển về chất trong quản trị doanh nghiệp, minh bạch và cạnh tranh hơn. Hy vọng rằng “bình” mới sẽ có “rượu” mới” – một chuyên gia kinh tế bình luận.
Trong số các tổng công ty cổ phần hóa lần này,  tình hình tài chính và nợ nần của nhiều đơn vị là khá ảm đạm. Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố vào cuối năm 2013, kết thúc năm tài chính năm 2012, với số nợ phải thu khó đòi lên đến 350 tỷ đồng (bằng 50% vốn điều lệ), Cienco 1 là một trong những tập đoàn, tổng công ty có nợ phải thu khó đòi lớn nhất. 
Với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 18,41 lần, năm 2012 Cienco 1 xếp thứ 4 trong số 48 tập đoàn, tổng công ty có tình hình tài chính mất an toàn nhất, gấp hơn 6 lần quy định cho phép và 12,6 lần hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của khu vực doanh nghiệp nhà nước.  Còn trong năm 2012, Ciecno 6 là một trong số 25 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ với số lỗ 11 tỷ đồng.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Hồ Nam làm diễn giả tại Diễn đàn Tri thức Thế giới 2024

Ông Nguyễn Hồ Nam làm diễn giả tại Diễn đàn Tri thức Thế giới 2024
(PLVN) - Diễn đàn Tri thức Thế giới (World Knowledge Forum - WKF) lần thứ 25 – một trong những diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới – vừa diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc từ ngày 9/9 đến 11/9. Với chủ đề "Hành trình hướng tới sự hòa hợp" (Journey towards Coexistence), Diễn đàn Tri thức Thế giới năm nay có sự tham dự của hàng trăm diễn giả và đại biểu là các chính trị gia, doanh nhân, nhà nghiên cứu, giáo sư các đại học uy tín hàng đầu thế giới.

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)
(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Chuyển đổi xanh tại doanh nghiệp Việt: Còn nhiều gian nan!

Chuyển đổi xanh tại doanh nghiệp Việt: Còn nhiều gian nan!
(PLVN) - Chuyển đổi xanh (CĐX) đã trở thành xu thế chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay đó. Với cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 và COP28, Việt Nam đã coi CĐX là một trong những ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, “xanh hóa” đang là vấn đề ai cũng biết nhưng không mấy ai làm, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

6 thương hiệu chủ chốt của VinGroup được vinh danh trong Top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024

6 thương hiệu chủ chốt của VinGroup được vinh danh trong Top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.

Phân bón Bình Điền hợp tác với Viện Lúa gạo IRRI

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Bình Điền và bà Yvonne Pinto - Tổng Giám đốc IRRI ký kết LOI.
(PLVN) - Hai bên đã đi đến thống nhất về việc ký Ý định thư hợp tác (LOI) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sản xuất lúa gạo bền vững, phát thải thấp tại Việt Nam và Philippines...

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Startup phát triển mô hình quà tặng cá nhân hóa khiến 2 Shark giành deal

Startup phát triển mô hình quà tặng cá nhân hóa khiến 2 Shark giành deal
(PLVN) - Bán chiếc áo cá nhân hóa với mức giá thấp hơn thị trường, Phan Huy Hùng - Đồng sáng lập Ranus cho biết: “Em định vị em là xưởng sản xuất. Em sẽ bán rẻ. Chiến lược của em là ở đâu rẻ nhất, bên em rẻ hơn 30%”. Quan điểm này của anh đã khiến các Shark vô cùng sửng sốt.

Du học sinh Mỹ 18 tuổi gọi vốn mô hình nhà hàng cơm tấm Fast Casual

Du học sinh Mỹ 18 tuổi gọi vốn mô hình nhà hàng cơm tấm Fast Casual
(PLVN) - Theo Shark Bình, startup ‘con nhà giàu’ vượt sướng còn đáng khâm phục hơn rất nhiều bởi vì startup vượt được sướng là có rất nhiều cạm bẫy: bỏ qua cái nọ, bỏ qua cái kia, không tỉ mẩn cái nọ, không tối ưu cái kia. Và đó mới chính là nguyên nhân khiến cho một doanh nghiệp sụp đổ.

Startup protein 100% từ men vi sinh thuyết phục 4 Shark ra deal

Startup protein 100% từ men vi sinh thuyết phục 4 Shark ra deal
(PLVN) - Đầu tư 100 tỷ vào nghiên cứu công nghệ sinh học và xây dựng nhà máy sản xuất ra sản phẩm protein 100% từ men vi sinh, tự tin là một trong ba nhà máy đầu tiên trên thế giới có thể sản xuất ra sản phẩm công nghệ này, startup Yeast Era đã khiến 4 “cá mập” đều hào hứng.