Cố nhạc sĩ Bắc Sơn dành trọn một đời cho âm nhạc và gia đình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong “Vẫn hát lời tình yêu”, khán giả có những phút giây đầy cảm xúc khi lắng nghe về câu chuyện cuộc đời cũng như những bản nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ do cố nhạc sĩ Bắc Sơn sáng tác. 

Cố nhạc sĩ Bắc Sơn (1931 - 2005) được biết đến là một nhạc sĩ và còn là diễn viên nổi tiếng tại Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, ông đã viết khoảng 500 ca khúc nhạc nhẹ, nhạc không lời, đặc biệt những ca khúc âm hưởng dân ca Nam Bộ, tham gia góp mặt trong 60 bộ phim điện ảnh, là tác giả của khoảng 80 kịch bản phim và 100 vở kịch nói.

Ông ghi dấu trong lòng khán giả với những bài hát như “Em đi trên cỏ non”, “Sa mưa giông”, “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, “Gió đưa bông sậy”... Năm 1997, nhạc sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Những sáng tác của nghệ sĩ Bắc Sơn sống mãi trong lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ.

Cố nhạc sĩ Bắc Sơn.

Cố nhạc sĩ Bắc Sơn.

Chia sẻ về “Em đi trên cỏ non”, ca sĩ Hạ Châu - con gái của cố nhạc sĩ tiết lộ, ca khúc được ông sáng tác trong vòng một ngày dành tặng người con trai kỹ sư nông nghiệp. “Ba viết ca khúc này và trên chiếc xe đạp để lên Đoàn Văn công Quân khu 7 để tập, chỉ với cây đàn bầu, tôi và ba ghi âm lại thu vào băng cát sét. Sau đó gửi lên công ty của em tôi hội diễn, may mắn bài hát đạt giải và trở nên nổi tiếng đến bây giờ”.

Trong khi đó, doanh nhân Bích Thủy bật mí, mới đây chị đã cho dựng lại vở kịch “Bông bí vàng” và quay MV cùng với ca sĩ Nghi Tâm, đó cũng chính là bài hát mà chị yêu thích nhất. Đây là vở kịch gắn liền với câu chuyện về những định kiến trong xã hội lúc bấy giờ của những gia đình giàu có, cô gái là con của địa chủ nhưng yêu phải anh làm vườn cho nhà mình. Chuyện tình của đôi uyên ương gặp nhiều trắc trở, chàng trai làm vườn và mang những món ngon trồng được mang sang cho người yêu luộc lên cho cha mẹ dùng thay vì đem đi bán. Nhưng nhạc sĩ Bắc Sơn chỉ cho tình yêu này dừng lại ở “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”.

Hai con gái Bích Thủy, Hạ Châu hát ca khúc của cố nhạc sĩ.

Hai con gái Bích Thủy, Hạ Châu hát ca khúc của cố nhạc sĩ.

“Bông bí vàng” đã làm nên tên tuổi biết bao ca sĩ và nhạc phẩm này cũng được ca sĩ Bích Phượng tái hiện vô cùng sâu lắng này. Ý nghĩa đặc biệt trong ca khúc được con gái của cố nhạc sĩ cho biết là ông dựa trên câu chuyện có thật của một đôi uyên ương trẻ nhưng vì sự phân hóa giàu nghèo nên không thể đến được với nhau. Nhạc sĩ không chỉ viết nhạc để ca ngợi tình yêu mà còn muốn phản ánh thay đổi quan niệm đã lỗi thời của xã hội lúc bấy giờ.

Nhạc của nghệ sĩ Bắc Sơn được viết theo ngũ cung nên giọng ca Bích Phượng và Thùy Trang rất hợp với những sáng tác của ông. Chia sẻ trong chương trình, cả 2 ca sĩ đều có những kỷ niệm đẹp cùng “người thầy” của mình. Ca sĩ Bích Phượng chia sẻ: “Gia đình tôi đã có rất nhiều năm gắn bó với nhạc sĩ Bắc Sơn, chú xếp cho mình hát bài gì là sẽ tự tập nhưng khi vào phòng thu thì chú chỉ dẫn rất tận tình”. Còn với Thùy Trang, cô hạnh phúc chia sẻ: “Trang được chú Sơn gọi đến nhà để tập hát, chú chỉ dạy tận tâm đến nỗi quên thời gian và được chú cho ăn cơm rồi tiếp tục tập”.

Trong kho tàng âm nhạc của nhạc sĩ Bắc Sơn, phải kể đến tác phẩm “Sa mưa giông” của ông, ca khúc không chỉ được đón nhận của khán giả Nam Bộ mà người yêu nhạc Bắc Bộ cũng rất yêu thích. Ca khúc được sáng tác trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là mùa nước nổi của những ngày mưa tháng 7 - tháng 8. Vì mưa dữ dội nên những ngày đi quay ở Đồng Tháp không được diễn ra, khi đó nhạc sĩ đã “tức cảnh sinh tình”, từ hình ảnh những hạt mưa rơi trên hiên nhà tung bọt thành bọt bong bóng, đến những đứa trẻ chăn trâu ướt sũng dắt trâu lội mưa đi về, rồi hình ảnh những người cầm câu trong buổi chiều mưa, tất cả làm nên bức tranh không gian làng quê vô cùng sinh động tạo nên ý nghĩa đặc biệt trong lời bài hát.

Bích Thủy cho biết, cả cuộc đời của nghệ sĩ Bắc Sơn chỉ dành cho nghệ thuật và gia đình.

Bích Thủy cho biết, cả cuộc đời của nghệ sĩ Bắc Sơn chỉ dành cho nghệ thuật và gia đình.

Có thể nói, cả cuộc đời của nghệ sĩ Bắc Sơn chỉ dành cho nghệ thuật và một lòng với tình yêu gia đình. Ông được đánh giá là người nghệ sĩ chân chính, yêu nghề, cả khi nằm trên giường bệnh ông vẫn sáng tác, nhưng có những bài sáng tác dở dang vì cơn đau. Bích Thủy chia sẻ: “Ba là người nghệ sĩ nghèo, người thầy giáo nghèo, có những khi ba đi đóng phim, tiền cát-xê không đủ cho má đi chợ một tuần. Có những khi tưởng chừng như ba đã bỏ mạng vì nghề trong bộ phim 'Người tìm vàng', ba Thủy sốt tận 39,5 độ và phải nhập viện cấp cứu”.

Tác giả “Còn thương rau đắng mọc sau hè” được con gái Bích Thủy biếu tiền để chơi thể thao nhưng nhạc sĩ dành dụm khoản tiền đó để sản xuất đĩa CD và in sách. Tác phẩm còn đó nhưng nhạc sĩ đã ra đi mãi mãi.

Thực hiện tâm nguyện của ba lúc sinh thời, ca sĩ Bích Thủy - con gái thứ 9 của cố nhạc sĩ Bắc Sơn - quyết định dựng lại 100 kịch bản tâm đắc của ba đưa lên truyền hình và YouTube. Đồng thời, cô còn đi hát từ thiện để phục vụ cho khán giả yêu thích dòng nhạc của ông. Đặc biệt, hằng năm quỹ học bổng mang tên nhạc sĩ Bắc Sơn được trao cho con em nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài có hoàn cảnh khó khăn nhằm tiếp bước cho con em đến trường.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.