Có nên ưu ái trường tư ?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thảo luận về dự án Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp Quốc hội mới đây, một ĐBQH cho rằng Việt Nam đang đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, thì chính sách đất đai cho giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kinh nghiệm nhiều nước phát triển, có quy định cấp đất xây trường học, đã tạo bệ phóng góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Theo ĐBQH này, quy hoạch đất cho giáo dục ở nhiều địa phương còn bất cập, thiếu quỹ đất xây trường học, nhất là các TP lớn. Chính sách xã hội hóa còn vướng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chính sách đất đai. Nếu không có chính sách đủ mạnh “sẽ dẫn tới bất bình đẳng trong giáo dục, làm méo mó chủ trương xã hội hóa lĩnh vực này”, ĐBQH này nói.

Trong khi đó, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa quy định riêng về đất giáo dục mà gộp chung với đơn vị sự nghiệp công lập và lĩnh vực khác.“Dự thảo chưa có chính sách đặc thù, riêng, cụ thể, rõ ràng, đủ mạnh cho xã hội hóa giáo dục”, ĐBQH nói và cho rằng dự thảo đang “đánh đồng” chính sách đất của trường ngoài công lập, trong đó có trường tư không vì lợi nhuận, với các tổ chức kinh tế.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị thiết kế điều khoản riêng về chính sách khuyến khích ưu tiên sử dụng đất phát triển giáo dục.

Về chính sách đất cho xã hội hóa giáo dục, nữ ĐBQH đề xuất bổ sung trường công lập hoạt động không vì lợi nhuận và không đánh đồng trường tư thục phi lợi nhuận với các tổ chức kinh tế.

Bà cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất cho các trường ngoài công lập, nhất là cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận. “Cần xem xét bổ sung trong dự thảo quy định về đất đai để triển khai dự án PPP trong lĩnh vực giáo dục”, ĐBQH này góp ý.

Chia sẻ quan điểm trên, một đại biểu khác nói Việt Nam đang xã hội hóa giáo dục. Trường học từ mầm non, tiểu học, trung học đều đang thiếu và trông chờ vào nguồn lực đầu tư của xã hội. Hà Nội vừa tổ chức kỳ thi THPT rất căng thẳng, bởi các trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của học sinh. Nếu chỉ ưu tiên miễn, giảm tiền sử dụng, thuê đất như dự thảo thì sẽ đẩy khó khăn cho nhà đầu tư giáo dục.

Theo ĐBQH này nhận định, nhiều nhà đầu tư giáo dục không chỉ quan tâm lợi nhuận mà tâm huyết với sự nghiệp này. Vì vậy, Ban soạn thảo “hãy cân nhắc kỹ nguồn lực đầu tư cho văn hóa, giáo dục như sự đầu tư trực tiếp cho tương lai con em chúng ta”. Dự thảo cần bổ sung quy định miễn, giảm tiền sử dụng, thuê đất cho cơ sở giáo dục tư.

Sự ưu tiên này được kỳ vọng sẽ tạo ra thành quả tốt đẹp, chống lại tư duy ngắn hạn trong kinh doanh giáo dục, chộp giật tăng học phí bằng mọi giá, đẩy gánh nặng về phía người học, ngăn cản cơ hội đến trường của trẻ em.

Những ý kiến tâm huyết trên của các ĐBQH là rất có lý, tâm huyết, thể hiện sự trăn trở chính đáng. Nhưng đó là dựa trên trường hợp nếu “nhà đầu tư giáo dục không chỉ quan tâm lợi nhuận mà tâm huyết với sự nghiệp giáo dục”; chứ không dành cho những nhà đầu tư trường học tư “tư duy ngắn hạn trong kinh doanh giáo dục, chộp giật tăng học phí bằng mọi giá”. Có không ít trường học ở các TP lớn mà học phí cho mỗi học sinh mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỉ, lợi nhuận không ít. Vì vậy, cũng cần phải rất thông cảm với Ban soạn thảo và cơ quan chức năng khi thiết kế ra những điều luật nêu trên. Nếu muốn giải quyết vấn đề rốt ráo hơn nữa, cần có những góc nhìn, nghiên cứu đánh giá chi tiết, cụ thể hơn nữa.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.