Có nên quy định thu án phí hình sự sơ thẩm?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Mặc dù khoản án phí hình sự sơ thẩm có giá trị nhỏ tuy nhiên việc tổ chức thi hành án để thu khoản án phí này trong thực tiễn rất khó khăn, nhất là đối với những đối tượng là người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù, nghiện ma túy…

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định. Mức án phí, lệ phí tòa án được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

Theo  quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí hình sự sơ thẩm mà người bị kết án phải nộp hiện nay là 200.000đ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014, án phí, lệ phí tòa án là một trong những loại việc cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành. 

Có thể thấy mức án phí hình sự sơ thẩm này chỉ mang tính chất tượng trưng, vì số tiền mà người bị kết án phải nộp (hiện nay là 200.000đ) không đủ để chi phí cho bất kỳ việc xét xử vụ án hình sự nào và cũng không tác động nhiều đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

Xét đến mục đích răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người bị kết án thì với khoản tiền nhỏ đó, tính chất răn đe cũng khó đạt hiệu quả. Mặt khác, khoản án phí này trong nhiều trường hợp cũng làm phát sinh thêm thủ tục hành chính trong việc xóa án tích của người bị kết án.

Mặc dù khoản án phí hình sự sơ thẩm có giá trị nhỏ tuy nhiên việc tổ chức thi hành án để thu khoản án phí này trong thực tiễn rất khó khăn, nhất là đối với những đối tượng là người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù, nghiện ma túy, sau khi ra tù đi lang thang không về địa phương sinh sống hoặc hoàn cảnh kinh tế quá nghèo… nên không thể có khả năng thi hành.

Để thi hành khoản tiền này, các cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể thuyết phục vận động đương sự tự nguyện thi hành hoặc vận động người thân của người phải thi hành án nộp thay (thậm chí nhiều trường hợp người phải thi hành án không có người thân thích hoặc người thân thích của họ từ chối nộp thay thì việc thi hành án bị bế tắc). Đối với các việc thi hành án này, chấp hành viên thường không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án do giá trị số tiền phải nộp quá nhỏ, không đủ để chi phí cưỡng chế thi hành án, dẫn đến việc thi hành án bị tồn đọng, kéo dài. 

Trong thực tiễn, số lượng các việc thi hành án hình sự liên quan đến án phí hình sự sơ thẩm là rất nhiều (theo số liệu thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự, chỉ tính riêng trong năm 2018: tổng số việc thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự phải thi hành là 226.902 việc).  Về mặt pháp lý, trình tự thủ tục tổ chức thi hành án đối với một vụ việc có giá trị nhỏ như 200.000đ cũng giống như tổ chức thi hành án đối với các vụ việc thi hành án có giá trị lớn từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng.

Việc thiết lập văn bản, giấy tờ và tống đạt các loại văn bản, giấy tờ theo đúng quy định pháp luật làm tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Thực tiễn cho thấy các chi phí mà cơ quan thi hành án dân sự phải bỏ ra để tổ chức thu khoản án phí hình sự sơ thẩm này cũng gây tốn kém không ít cho ngân sách nhà nước. Từ đó việc thu khoản án phí hình sự sơ thẩm không những không đạt được mục đích đề ra mà ngược lại, còn gây lãng phí và phản tác dụng. 

Về bản chất, pháp luật hình sự là công việc của Nhà nước nhằm giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, trừng trị những người phạm tội. Do đó thiết nghĩ Nhà nước nên xem xét việc xóa bỏ khoản án phí hình sự sơ thẩm, hoặc yêu cầu đương sự nộp khoản tiền này trước khi xét xử (tương tự như việc nộp tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm) rồi sau đó cơ quan thi hành án tiến hành xử lý, nhập ngân sách nhà nước sẽ góp phần giảm tải một số lượng lớn công việc cho hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí của Nhà nước.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.