Có một mùa hồng 'thắp lửa' cao nguyên

Châu Phạm bên những trái hồng D’ran đầu mùa. (Ảnh: NVCC)
Châu Phạm bên những trái hồng D’ran đầu mùa. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Mùa thu ở thung lũng trên núi cao được mở ra bằng những tán hồng xanh mướt mắt, thấp thoáng những trái hồng non trong tán lá, để rồi khép lại bằng những quả hồng chín mọng, đỏ rực khắp núi đồi.

Những tín hiệu của mùa thu trên cao

Nếu ở Hà Nội mùa thu được báo hiệu bằng hương của cốm non, của hoa sữa thì mùa thu ở thị trấn cổ D’ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng được báo hiệu bằng những quả hồng.

Tháng 8, chạm ngõ thu, quả hồng xanh bắt đầu lấp ló trên cành, phác thảo nên bức tranh thu yên ả nơi phố núi. Tháng 9, hồng bắt đầu rộ lên, những cành hồng trĩu quả. Lúc này, quả hồng đã có kích thước lớn hơn, những trái hồng da xanh, da vàng chen chúc nhau trên cành, vui mắt và đầm ấm lắm. Tháng 10, trên các cành giăng mắc quả hồng chín đỏ, tươi mọng, nhìn như thiếu nữ đang ở độ rực rỡ nhất của xuân thì.

Nhưng mùa hồng đẹp nhất phải là thời điểm cuối thu, tầm vào cuối tháng 10 cho đến cuối tháng 11. Khi ấy, lá hồng bắt đầu chuyển sang màu vàng đỏ và rụng dần. Những quả hồng còn sót lại sau hai tháng thu hoạch, giờ đây đồng loạt chín đỏ. Trên những cây hồng trụi lá chỉ còn trơ cành già cỗi, những trái hồng đỏ mọng rực rỡ được thắp lên, một bức tranh tương phản tuyệt đẹp và đầy tính nghệ thuật. Cả một thung lũng toàn cây hồng, thung lũng ấy dường như đang được quả hồng thắp lên những ngọn lửa ấm áp ngày cuối thu, đầu đông.

Tương ứng với từng thời điểm, thì người nông dân sẽ có những cách “xử lý” quả hồng để cho ra đời những sản phẩm từ hồng ngọt ngào, đi khắp cả nước. Tháng 9, những quả hồng có hình dạng như chiếc bát, được gọi là hồng Chín Nên được thu hoạch hàng loạt. Sau đó, người dân ủ hồng giòn bằng hai phương pháp: Ngâm vào vôi thực phẩm hoặc bỏ túi bóng lót giấy báo. Chỉ từ 4 - 5 ngày, những quả hồng còn xanh, vị chát đậm đã biến thành những trái hồng ngâm giòn rụm, ngọt ngào.

Tháng 10 là tới mùa hồng chín. Và các lò sấy ở D’ran bắt đầu “nổi lửa”. Cho đến nay, mặc dù cung cấp sản lượng hồng sấy lớn nhất trên cả nước, nhưng người dân D’ran hầu hết vẫn dùng đến lò sấy củi thủ công, tức sấy bằng than củi, cho ra đời sản phẩm bao giờ cũng tuyệt vời, khi vị dẻo ngọt của trái hồng hòa quyện với mùi thoang thoảng của củi lửa ấm áp. Có lẽ vì thế mà hồng sấy xứ D’ran luôn được chuộng trong nước lẫn ngoài nước.

Bây giờ là tháng 10. D’ran đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trái hồng chín đỏ rải rác khắp thung lũng, những trái hồng giòn rụm ngọt ngào, với những buổi bình minh nắng đẹp và làn sương chiều bao phủ. Du khách phương xa những ngày này cũng lũ lượt đổ về thị trấn cổ để được ngắm nghía, dạo chơi trong các vườn hồng. Nào chụp hình “check in”, nào trải nghiệm hái hồng chín ăn tại vườn, hoặc hái hồng xanh đi ủ giòn, để rồi khi ra về còn vương vấn mãi với những hình ảnh nên thơ nơi xứ núi.

Những năm gần đây, ý thức được giá trị của cây hồng trong du lịch, nhiều người dân xứ D’ran đã biến mùa hồng thành mùa du lịch rộn ràng nhất năm. Ngoài những vườn hồng của người nông dân dùng để thu hoạch, thì mùa hồng chín, ở D’ran có một số vườn hồng nổi tiếng để du khách viếng thăm như vườn hồng chuẩn VietGap Nhà Xứ D’ran của anh Nguyễn Hữu Trí, vườn hồng hữu cơ của anh Trần Minh Tiến...

Cạnh đó, thời gian qua, D’ran bắt đầu xuất hiện những khu homestay, farmstay có kiến trúc đẹp, gần gũi thiên nhiên, sở hữu những vườn hồng mênh mông, đang là điểm đến yêu thích của du khách. Anh Vũ Hoàng, người điều hành Bản Yên, một farm xinh đẹp gần 1ha với cây trồng chủ yếu là cây hồng chia sẻ: “Sản lượng hồng trong vườn Bản Yên tầm hơn 1 tấn với các giống hồng chất lượng, nhiều thương lái đã đề nghị thu mua hồng của chúng tôi với giá cao. Tuy nhiên, Bản Yên hướng về du lịch trải nghiệm nên không bán hồng lấy trái, chủ yếu để quả hồng lại trên cây cho khách đến trải nghiệm trực tiếp, có quà mang về. Mùa hồng năm nay, cứ cuối tuần là chúng tôi sử dụng hết 100% công suất phòng, thời điểm giữa tuần là 60 - 70% công suất. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy mùa hồng D’ran đã bắt đầu nổi tiếng với du khách gần xa”.

“Trả lại tên” cho trái hồng

Nhiều năm trước, khi nhắc đến quả hồng, người ta thường gắn với địa danh “Đà Lạt”. Đà Lạt, vùng đất cao nguyên xinh đẹp, nổi tiếng về du lịch cũng sở hữu khá nhiều vườn hồng. Tuy nhiên, nếu tính về sản lượng và chất lượng thì có lẽ D’ran phải thuộc vào hàng đầu cả nước. Cây hồng được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, cực kì thích hợp với vùng cao nguyên mát mẻ quanh năm. Và D’ran, vùng thung lũng eo gió tiếp giáp giữa Cầu Đất và Phan Rang trở thành xứ sở lý tưởng nhất cho cây hồng sinh sống, cho ra sản lượng lớn, trái hồng ngọt ngon.

Ở D’ran, hầu như mỗi nhà, mỗi khu vườn đều có từ một vài đến vài trăm gốc hồng. Từ trên cao nhìn xuống, cả một thung lũng hồng tuyệt đẹp chuyển mình qua từng tháng của mùa thu. Thế nên, D’ran từ bấy nay vẫn được gọi là “thung lũng hồng” hoặc “thủ phủ của cây hồng”.

Tuy nhiên, nhiều năm dài, người dân D’ran chỉ quan tâm đến sản lượng mà “quên” chú trọng việc đưa tên tuổi quả hồng D’ran vươn xa. Ngày nay, thế hệ trẻ D’ran, từ lãnh đạo địa phương cho đến các bạn trẻ làm du lịch đang rất để tâm đến việc “trả lại tên” cho quả hồng D’ran.

Những chiếc nến thơm vẽ quả hồng D’ran của Ánh Dung. (Ảnh: Phương Uyên)

Những chiếc nến thơm vẽ quả hồng D’ran của Ánh Dung. (Ảnh: Phương Uyên)

Châu Phạm, 33 tuổi, với nick name “Xanh Ban Mai” là một mẹ đơn thân khá có tiếng trong cộng đồng mạng. Những năm qua, Châu Phạm đã có nhiều nỗ lực đem thương hiệu hồng D’ran lan tỏa. Châu chọn lựa những quả hồng D’ran chất lượng, trang trí đẹp bán theo set làm quà, cô cũng là một trong những người đầu tiên tạo ra trend “hồng cắm nguyên cành” được yêu thích.

Châu Phạm chia sẻ: “Hơn mười năm trước, trong giấc mơ đứa con gái tuổi 20, thì bên ngoài là chân trời rực rỡ. Mình có thời gian ra Hà Nội sống, làm việc. Bốn mùa xứ Bắc quay nhanh, vội vã và người ta cứ tranh nhau đi kiếm tìm những cái đặc trưng của từng mùa. Cũng đã từng theo chân các anh chị đi ngắm hoa mùa thu, ăn trái hồng Bắc vội vàng cho kịp mùa. Sau đó, mới giật mình nhận ra, bản thân đã bỏ một D’ran xinh đẹp, một quê hương rất nhiều thứ hay ho, đẹp đẽ. Và mình muốn về, giới thiệu D’ran tới với nhiều người hơn. Suốt 10 năm, vừa kinh doanh kiếm sống, vừa tìm hiểu thêm về quê hương, mình đã cố gắng từng bước định vị trong lòng khách hàng về thủ phủ hồng D’ran - đặc sản hồng D’ran”.

Miệt mài thực hiện những album về D’ran xinh đẹp trong mùa hồng, Uyên Phương, cô gái trẻ 29 tuổi, admin nhóm “Review Đơn Dương toàn tập” chính là một trong những người trẻ nổi tiếng với nỗ lực quảng bá cho du lịch D’ran. Uyên Phương cũng đang rất tâm huyết với việc định danh thương hiệu hồng D’ran trên cả nước. Từ đầu thu đến nay, những tấm ảnh tuyệt đẹp chụp mùa hồng chín xứ D’ran của Uyên Phương trở nên rất nổi tiếng, được nhiều trang mạng chia sẻ.

Hay Ánh Dung, cô gái 29 tuổi sau nhiều năm sống ở Sài Gòn, nay trở về D’ran đã dùng nghệ thuật để lan tỏa thương hiệu quả hồng nơi đây. Ánh Dung làm nến thơm thủ công và dùng chất liệu acrylic để vẽ hình quả hồng chín mọng lên những chiếc nến. Sản phẩm ra mắt chưa bao lâu, nhưng đã được cộng đồng ủng hộ nhiệt liệt vì những chiếc nến quá xinh xắn và nhiều ý nghĩa.

Cây hồng có một sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón khổ công, cũng không ngại nắng mưa, sương giá. Cây hồng vừa đem lại sản lượng cao, vừa mang hình ảnh nên thơ. Thật may mắn cho xứ D’ran nhỏ bé vì sở hữu những cây hồng tuyệt đẹp và những người trẻ có tâm hồn nhiệt thành như thế.

Theo ông Đinh Văn Hoàng, Chủ tịch thị trấn D’ran, hiện diện tích trồng hồng ở D’ran là gần 1.000 ha, về sản lượng, cứ mỗi một ha cho ra năng suất từ 4 - 5 tấn. Hồng ở D’ran có hàng chục loại, nhưng phổ biến nhất là 3 loại chất lượng: Hồng trứng, hồng vuông và hồng giòn.

D’ran là một thị trấn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó xác định cây lâu năm như hồng, cà phê là cây trồng chủ lực. Do đó, việc phát triển cây hồng là cây trồng chính đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân địa phương. Thời gian tới, địa phương sẽ có nhiều giải pháp để thay thế những cây hồng già cỗi, có năng suất thấp sang cây hồng giống mới, năng suất, sản lượng cao hơn. Đồng thời địa phương cũng hỗ trợ người dân các phương pháp phát triển cây trồng, khuyến khích mô hình canh tác sạch, đạt chuẩn. Cạnh đó, địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân làm du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp dựa trên mô hình sinh thái sẵn có.

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp
(PLVN) - Hội thi ứng xử văn minh du lịch với mục đích tuyên truyền, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, nhằm tích cực nâng cao hình ảnh du lịch Cà Mau, hướng tới sự thân thiện, thanh lịch, văn minh, chuyên nghiệp.