Có một hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - “Bác rất yêu quý thanh niên. Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng. Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”...

“Bác rất yêu quý thanh niên”

Ngày 15/10/1956, Bác Hồ đã đến dự và có bài nói chuyện với đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. Trong bài nói chuyện của Bác có đoạn:“Cách đây 12 năm, nước ta bị thực dân Pháp rồi đến đế quốc Nhật thống trị. Nhân dân ta bị áp bức, bóc lột, cực khổ và nhục nhã vô cùng. Hễ ai nói đến yêu nước, đoàn kết, tự do là bị chúng bắt bớ, tù đày, chém, giết, trẻ không tha già không từ. Trong mấy mươi năm đấu tranh cách mạng, nhiều thanh niên đã oanh liệt hy sinh.

Riêng về mặt văn hóa là cực kỳ quan hệ đến thanh niên, bọn đế quốc đã dùng chính sách ngu dân và đưa thanh niên vào chỗ đen tối. Khi chúng cần một số người để sai khiến thì chúng nhồi sọ thanh niên ta với một thứ giáo dục nô lệ. Chính người Pháp cũng đã nhận rằng: tiệm thuốc phiện nhiều hơn trường học.

Bác Hồ tại Đại hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 65 năm trước. (Ảnh tư liệu)

Bác Hồ tại Đại hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 65 năm trước. (Ảnh tư liệu)

Hồi Bác thanh niên như các cháu, tình hình thế giới và tình hình trong nước rất đen tối như đã kể trên. Cho nên Bác và thanh niên hồi đó đều cùng bị áp bức, bóc lột như tất cả đồng bào khác. Đau lòng vì dân tộc bị nô lệ, Bác đã đi đến nhiều nước ngoài làm nhiều nghề để sống, sống để tìm con đường cách mạng. Lúc đã ngoài 25 tuổi, Bác còn chưa biết Đảng là gì, Đoàn là gì, phải tìm tòi lâu dần dần mới biết. Ngày nay, chẳng những thanh niên mà các cháu nhi đồng 9, 10 tuổi đều đã biết Đảng, biết Đoàn và hiểu biết nhiều công việc khác.

Nếu so với thanh niên lớp trước, trong đó có cả Bác, thì thanh niên ta ngày nay tiến bộ hơn nhiều, sung sướng hơn nhiều. Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do, có Đảng, có Đoàn của mình, có chính quyền, có Mặt trận, có quân đội của mình, là người chủ tương lai của nước nhà mình. Chính vì là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh - để mình làm chủ mai sau...

Tháng 12/1961, Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ lần thứ hai. Bác Hồ đã bày tỏ niềm tin yêu sâu sắc đối với thanh niên. Người nói: “Bác rất yêu quý thanh niên. Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng. Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc. Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có; việc gì khó thanh niên làm”.

Và thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, với truyền thống của đội quân xung kích cách mạng - từ thế hệ cha anh đã “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”; “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”; “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” cho đến “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Thanh niên tình nguyện”, “Khi Tổ quốc cần - Thanh niên hành động”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”… đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả quá trình lịch sử với truyền thống của đội quân xung phong tình nguyện bắt nguồn từ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, không cam chịu mất nước, làm nô lệ; không cam chịu đói nghèo lạc hậu.

“Tôi yêu Tổ quốc tôi” và “Nối vòng tay thương”

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc” năm 2021 được tổ chức gồm “Những bước chân vì cộng đồng”- chạy và đi bộ xuyên Việt để gây Quỹ xây dựng 16 nhà văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số dưới 10.000 người và ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”- nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cho thanh niên làm hành trang trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội hiện có gần 10 triệu hội viên. Các thành viên tập thể của Hội như Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Khoa học, Công nghệ và Trí thức trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật, Câu lạc bộ nghệ sĩ trẻ...

Ngay khi dịch bùng phát tại Việt Nam, chương trình: “San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch”; “Triệu bữa cơm 2021”, “Triệu chai nước - Triệu lời chúc tiếp sức tuyến đầu”; “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”; “Hát để sẻ chia” để gây quỹ ủng hộ người lao động khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19; chương trình kêu gọi văn nghệ sỹ trẻ tham gia các hoạt động phòng chống dịch… Theo đó, T.Ư Hội đã huy động hơn 25 tỷ đồng để chung tay hỗ trợ người dân gặp khó khăn tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, đó còn là gian hàng 0 đồng, Chuyến xe “san sẻ yêu thương chung tay vượt qua đại dịch” chở nhu yếu phẩm về hỗ trợ người dân tại các địa bàn bị dịch bệnh, ATM gạo, ATM ô xy.

lNối vòng tay thương- kết nối hỗ trợ em nhỏ mồ côi do dịch COVID-19.

lNối vòng tay thương- kết nối hỗ trợ em nhỏ mồ côi do dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Hải Minh nhấn mạnh: “Tôi tin rằng với tinh thần “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, thanh niên Việt Nam sẽ tiếp tục xung kích, tình nguyện, sẵn sàng tham gia mọi nhiệm vụ khi Tổ quốc cần, góp phần cùng cả nước sớm khống chế dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống trở lại ổn định và phát triển”.

Cùng với đó, chương trình “Nối vòng tay thương” đã kết nối các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 1.108 trẻ em, học sinh mồ côi do dịch COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn. Các em sẽ được hỗ trợ đến năm 18 tuổi về tài chính, giáo dục, sức khỏe và tinh thần.

Theo Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH, đến ngày 1/10/2021, đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đã làm hơn 19 nghìn người chết. Hiện có 2.091 trẻ em và người chưa thành niên đến 17 tuổi mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc do đại dịch COVID-19.

Theo đó, chương trình tập trung hỗ trợ trẻ em, học sinh thuộc diện mồ côi cha mẹ, không còn nơi nương tựa, đỡ đầu; trẻ em mồ côi cha, hoặc mồ côi mẹ hoặc người chăm sóc do nhiễm COVID-19, gia đình thuộc diện gia đình khó khăn, bố mẹ là người nghèo, người dân lao động tự do, công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp bị mất việc, con của lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch bệnh...

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT khẳng định sẽ phối hợp với T.Ư Đoàn và các tổ chức, đơn vị chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất cho các em. Bên cạnh việc chu cấp chi phí sinh hoạt, nội trú, học tập và hỗ trợ học bổng, FPT sẽ tạo điều kiện để các em tìm việc làm.

Chương trình “ Nối vòng tay thương” hướng đến bốn nhóm hỗ trợ về tài chính, giáo dục, sức khỏe, hỗ trợ tinh thần như: Trợ cấp học sinh mồ côi do COVID-19, có gia đình, người thân hoặc người chăm sóc tại nhà với mức kinh phí tối thiểu 500 nghìn đồng/tháng liên tục đến năm các em 18 tuổi.

Mỗi cơ sở Đoàn có học sinh mồ côi triển khai chương trình “Em nuôi của Đoàn” để nhận đỡ đầu về tinh thần, kêu gọi đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện trên địa bàn hỗ trợ, đồng hành với các em trong cuộc sống.

Chương trình cũng kêu gọi các chuyên gia tâm lý hỗ trợ, can thiệp tâm lý đối với các em, đặc biệt là trong thời gian đầu; tư vấn, điều trị cho các em thông qua Mạng lưới “Thầy thuốc trẻ đồng hành” của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; kêu gọi các nguồn lực xã hội trao gói khám, điều trị, bảo hiểm xã hội, học bổng khuyến học, trang thiết bị học tập, phương tiện đi lại… tặng các em.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đỡ đầu 100 em mồ côi với mức kinh phí là 1 triệu đồng/tháng; Hội đồng Đội Trung ương và nhãn hàng Kun - Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) đỡ đầu 277 em mồ côi đang học Tiểu học với mức kinh phí là 2 triệu đồng/tháng...

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ bảo trợ cho 650 em thiếu nhi mồ côi đến năm 18 tuổi, đặt biệt là đã hoàn thành việc tìm, nhận bảo trợ cho 65 em thiếu nhi mồ côi trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Các chương trình kỷ niệm 65 năm Hội LHTN Việt Nam

- Trao giải thưởng “15 tháng 10” cho gương cán bộ Hội tiêu biểu xuất sắc.

Trước ngày 15/10/2021 Khởi công Công trình thanh niên “65 năm – Tự hào thanh niên Việt Nam” tại Công viên Nguyễn Chí Thanh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, bao gồm một số hạng mục: lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, xây dựng khu vui chơi, thể dục thể thao, phòng đọc sách cho thanh thiếu nhi với trị giá 01 tỷ đồng.

Tổ chức trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”

Tháng 10/2021 Tuyên dương các gương “Thanh niên sống đẹp” năm 2021.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.