Cổ miếu thờ 85 sắc phong

Miếu công thần có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt.
Miếu công thần có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt.
(PLVN) - Đình làng là chỗ dựa tâm linh quan trọng của mỗi người dân Việt. Một ngôi đình được xem là “danh chính” khi được triều đình sắc phong. Mỗi đình, miếu thời xưa thường chỉ phụng thờ một sắc, trường hợp ngoại lệ có 2-3 sắc phong đã là nhiều. Việc một ngôi miếu tập trung thờ đến 85 sắc như Công thần miếu ở Vĩnh Long là một trường hợp đặc biệt.

Công thần miếu tọa lạc trên đường 14 tháng 9, phường 5, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên tả ngạn sông Cổ Chiên, tiền thân là miếu Hội Đồng.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, miếu được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837). Thịnh vượng được 30 năm, đến năm 1867, Pháp chiếm ba tỉnh Tây Nam Bộ và ra sức triệt phá các đình làng, công trình văn hóa.

Miếu cũng bị tháo dỡ đem gỗ về xây dựng Tòa Bố Vĩnh Long (nơi làm việc của quan Tham biện - NV). May thay, 85 đạo sắc và phần lớn đồ tự khí vẫn được nhân dân gìn giữ và thờ tạm tại đình Thiềng Đức. 

Năm 1915, hưởng ứng phong trào chấn hưng văn hóa, nhiều thân hào, nhân sĩ đã xin tái lập miếu. Ngày 27/4/1918, Thống đốc Nam Kỳ ký quyết định cho phép tái lập miếu Hội Đồng Vĩnh Long. Để tránh sự dòm ngó của chính quyền thực dân, người dân đã đổi tên thành Công thần miếu.  

Công thần miếu có bốn gian: Chính tẩm, võ quy, võ ca và nhà khách, đều xây dựng bằng gỗ quý. Chính tẩm là ngôi nhà tứ trụ, nối với võ quy và phần kiến trúc ngoài cùng là võ ca, nơi có sân khấu diễn xướng khi tổ chức lễ hội. Giữa chính tẩm có bàn thờ Hội đồng, thờ chung các vị thần linh. Sát vách hậu là bàn thờ chính đặt khánh thờ thần chạm trổ, sơn son thếp vàng. 

Hệ thống cột, kèo, xiên…đều bằng gỗ căm xe và các loại gỗ quý khác. Ngôi miếu có tường gạch bao quanh, nền lót gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có nhiều hoành phi, câu đối các nơi tiến cúng.

Nơi đây thờ phụng 85 sắc phong của nhà Nguyễn cấp dưới thời vua Thiệu Trị và vua Tự Đức phong 34 thần hiệu cho các vị Nhiên thần và Nhân thần theo tín ngưỡng của người dân địa phương. Các Nhiên thần gồm những biểu tượng văn hoá, những biểu tượng khí thiêng sông núi. Các Nhân thần là những danh nhân sinh tiền có công với dân tộc, có công với địa phương.  

Vị thủ từ trông coi và lo nhang khói trong miếu cho biết, hiện nay toàn bộ các sắc phong đều được giữ gìn cẩn thận. Để đề phòng mất mát, cơ quan chức năng đã cho gắn camera giám sát 24/24h. Ngoài ra, tỉnh còn cho người xuống chụp ảnh “số hóa” toàn bộ 85 lá sắc, sao chép nhiều bản để lưu giữ, phòng bất trắc.

Các đạo sắc được chụp lại, thu nhỏ trong hai quyển album, đặt trên hai cái giá, một bên là Nhiên thần, một bên là Nhân thần, đồng thời phóng to 10 đạo sắc tiêu biểu, đẹp và nguyên vẹn để phục vụ khách tham quan, tìm hiểu.

Hàng năm, miếu có các ngày lễ hội lớn, đặc biệt là lễ Xuân Tế. Lễ này kéo dài bốn ngày từ 14 - 17/2 (âm lịch). Đây là dịp ban quý tế miếu thực hiện nghi thức thỉnh và khai 85 đạo sắc bằng các nghi lễ truyền thống rất trang trọng. 

Ngày 31/8/1998, miếu được xếp hạng là Di tích văn hóa cấp quốc gia. Để giá trị đặc biệt của di tích được lưu giữ, bảo tồn và lan tỏa, năm 2018 tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Công thần miếu và Hội thảo khoa học Phát huy giá trị 100 năm di tích Công thần miếu (1918 - 2018).

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa vào giới trẻ, đặc biệt là giáo viên và học sinh những giá trị văn hóa quý báu công trình. Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu, đây là địa điểm có giá trị lịch sử rất lớn, “có một không hai” ở ĐBSCL, có đến 85 sắc phong thần được lưu giữ chỉ ở một nơi. 

Theo lãnh đạo ngành du lịch, tỉnh đã và đang xây dựng miếu thành địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bằng các chương trình ấn tượng như các trích đoạn hát bội, ca cổ cải lương…Quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa công trình cho nhân dân trong, ngoài tỉnh và du khách nước ngoài chiêm ngưỡng, nâng cao giá trị của di tích, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ noi theo.

Theo tương truyền, xưa kia nơi đây còn có vị trí chiến lược quân sự đặc biệt. Các quan chức nhà Nguyễn cho đào hào dựng lũy, lập đồn canh và bố trí nhiều khẩu đại bác ở đây. Những khẩu đại bác sau này đã bị Pháp phá hủy.  
Hiện trong sân miếu còn một ban thờ hai viên đạn đặt trên một mảnh vỡ của khẩu đại bác có từ thời Nguyễn. Theo các bậc cao niên ở địa phương, mảnh vỡ khẩu đại bác và hai viên đạn sắt được dân chài lưới vớt ở dưới lòng sông Cổ Chiên và đem vào miếu thờ cúng. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.