Có khả năng xuất hiện biến thể lai Deltacron

Các nhà phê bình cho rằng biến thể lai Deltacron do các nhà khoa học Cyprus công bố rất có thể là một "lỗi phòng thí nghiệm". Ảnh: AP
Các nhà phê bình cho rằng biến thể lai Deltacron do các nhà khoa học Cyprus công bố rất có thể là một "lỗi phòng thí nghiệm". Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi bằng chứng về “Deltacron” vẫn còn ít, các nhà virus học Pháp vẫn cảnh báo khả năng sự xuất hiện của các chủng lai như vậy trong tình hình phát triển của virus hiện nay.

Cuộc thảo luận về một biến thể lai mới "Deltacron" đã lan truyền như cháy rừng trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi một số nhà khoa học nổi tiếng vội vàng cảnh báo nguy cơ sai lệch thông tin, thì những người khác lại lập luận rằng các biến thể tràn lan khiến mối đe dọa của các chủng đột biến như vậy trở nên quá thực tế.

"Deltacron" là kết quả của một lỗi kỹ thuật?

Cuộc tranh cãi bắt đầu trên đảo Cyprus ở Địa Trung Hải, hiện đang bùng phát bởi tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nhất châu Âu, nơi một nhóm các nhà khoa học địa phương tuyên bố đã phát hiện ra biến thể mới. Được dẫn dắt bởi Leondios Kostrikis, Giáo sư Sinh học tại Đại học Cyprus, các nhà khoa học cho biết chủng mới có các dấu hiệu di truyền giống Omicron trong bộ gen Delta - do đó có tên là “Deltacron”.

Giáo sư Kostrikis nói với nhật báo địa phương Cyprus Times, nhóm của ông đã tìm thấy 25 trường hợp đột biến, trong đó có 11 trường hợp bệnh nhân nhập viện với COVID-19. Ông lưu ý “tần suất đột biến cao hơn ở các bệnh nhân trong bệnh viện, điều này có thể cho thấy mối tương quan giữa Deltacron và số lần nhập viện”. Ông nói thêm rằng còn quá sớm để đánh giá mức độ lây lan hoặc nguy hiểm của chủng vi khuẩn mới rõ ràng sẽ trở nên như thế nào.

Phát hiện của nhóm khoa học của Cyprus đã được gửi tới GISAID, một cơ sở dữ liệu quốc tế theo dõi và chia sẻ dữ liệu chính thức về COVID-19, cho phép các nhà khoa học khác truy cập vào chi tiết di truyền của “Deltacron”. Tuy nhiên các chuyên gia nổi tiếng cho thấy chủng mới rõ ràng chưa được xác nhận chỉ gây ra sự sợ hãi toàn cầu - hơn là một biến thể.

Mặc dù các biên thể của virus corona có thể hợp nhất về mặt di truyền, một quá trình được gọi là tái tổ hợp sinh học, các chuyên gia lưu ý rằng các đột biến được cho là do nhóm khoa học của Cyprus xác định nằm trên một phần của bộ gen dễ bị sai sót trong một số quy trình giải trình tự nhất định.

"Các chuỗi "Deltacron" của người Cyprus được một số phương tiện truyền thông lớn đưa tin trông có vẻ bị ô nhiễm khá rõ ràng", Tom Peacock, nhà virus học thuộc Khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London, đã tweet vào cuối tuần đó. Nói cách khác, theo ông Peacock, chủng vi khuẩn mới được báo cáo rất có thể là kết quả của một lỗi trong phòng thí nghiệm, trộn lẫn các mẫu từ bệnh nhân bị nhiễm Omicron và những người bị nhiễm Delta.

Giáo sư Kostrikis đã nhanh chóng đáp trả, nói với hãng tin Bloomberg trong một tuyên bố gửi qua email rằng các trường hợp mà ông xác định “chỉ ra một áp lực tiến hóa đối với một chủng tổ tiên để có được những đột biến này chứ không phải là kết quả của một sự kiện tái tổ hợp duy nhất”.

Ông chỉ vào ít nhất một trình tự từ Israel được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu toàn cầu thể hiện các đặc điểm di truyền của biến thể lai, nói thêm: "Những phát hiện này bác bỏ các tuyên bố không có tài liệu rằng Deltacron là kết quả của một lỗi kỹ thuật".

Khả năng đột biến như "Deltacron" là có thể

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các nhà khoa học đã phải vật lộn để chống lại một lượng lớn thông tin sai lệch về COVID-19, phần lớn trong số đó được lan truyền trên mạng. Các báo cáo chưa được xác minh đã xuất hiện về một loại virus "flurona" hoặc "flurone" - một sự kết hợp giữa cúm và virus corona mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bác bỏ hôm 10/1.

Trong bối cảnh này, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi tin tức về một “Deltacron” đã được các nhà khoa học phản ứng với sự thận trọng và hoài nghi. Nhưng theo Christian Bréchot, người đứng đầu Mạng lưới Virus toàn cầu và là cựu Giám đốc của Viện Pasteur, “không có lý do gì để đặt câu hỏi về chất lượng công việc của nhóm khoa học người Cyprus”

“Về nguyên tắc, việc tái tổ hợp các biến thể khác nhau là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này đúng với virus nói chung và đặc biệt đối với virus corona”, ông nói. “Một khi hai biến thể có mức độ lưu hành cao như hiện nay, khả năng chúng kết hợp lại với nhau sẽ tăng lên đáng kể. Và đây sẽ không phải là lần đầu tiên loại đột biến xảy ra".

Mối đe dọa của "Deltacron" trong tương lai

Theo nhà virus học Christine Rouzioux, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris-Descartes, một kịch bản xuất hiện Deltacron như vậy thực sự là hoàn toàn có thể xảy ra, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm dữ liệu về trường hợp cụ thể của "Deltacron".

“Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về "Deltacron”, cô nói với FRANCE 24. “Đầu tiên chúng ta phải xác minh trình tự và sau đó phân tích kết quả trên một nhóm các trường hợp. Nhưng trên lý thuyết, sự kết hợp đó là hoàn toàn có thể xảy ra”.

Cựu Giám đốc của Viện Pasteur cảnh báo: “Cho dù chủng mới đặc biệt này có được xác nhận hay không, thì sự xuất hiện của các biến thể lai như vậy trong tương lai vẫn là một khả năng.“Chừng nào các biến thể tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, chúng ta sẽ phải phó mặc cho sự phát triển của chúng. Tình hình này là bằng chứng cho thấy một chiến lược dựa trên việc cho các nước giàu có quyền tiếp cận ưu đãi với vaccine chắc chắn sẽ thất bại".

“Delta dường như có nguồn gốc từ Ấn Độ và Omicron có lẽ đến từ Nam Phi. Bây giờ chúng ta đang nghe về Deltacron ở Cyprus. Rõ ràng là một mình các chiến lược quốc gia không thể hoạt động có hiệu quả”, ông Christian Bréchot nói thêm. “Chúng ta bắt buộc phải xác định một chiến lược toàn cầu, dựa trên việc tiêm chủng cho mọi người trên khắp thế giới”.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.