Cơ hội cho Việt Nam đảo chiều tư duy và hành động

Thủ tướng đối thoại tại Diễn đàn. Ảnh: VGP
Thủ tướng đối thoại tại Diễn đàn. Ảnh: VGP
(PLO) - Chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các địa phương của Việt Nam tiếp tục sẵn sàng lắng nghe, cuộc cách mạng này là cơ hội tốt để Việt Nam đảo chiều về đầu tư, thương mại, giáo dục và đặc biệt là sự đảo chiều về tư duy và hành động…

Với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư”, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế TƯ tổ chức đã chính thức diễn ra hôm qua (13/7) với sự tham gần 2000 đại biểu, gồm 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các DN trong nước và quốc tế cùng trên 70 cơ quan thông tấn báo chí tham dự và đưa tin…

Phải quyết liệt hành động để không bị bỏ lại phía sau

Chia sẻ tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng bày tỏ: “CMCN 4.0 rất gần Việt Nam, ở trong Việt Nam và không xa Việt Nam, đặc biệt thông qua những Tập đoàn lớn tham gia Triển lãm lần này, trong đó có cả các DN của Việt Nam”…

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, kết quả trên chỉ là bước đầu. “Cơ hội, tiềm  năng của cuộc CMCN 4.0 mang lại là rất rõ, Việt Nam chưa bắt kịp cuộc CMCN 4.0 mới mẻ này, chúng ta cần giải pháp để triển khai nhanh và quyết liệt hơn, để chủ động mang lại cơ hội và hạn chế những tác động không mong muốn của cuộc CMCN 4.0…”- Thủ tướng phát biểu.

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, Thủ tướng khẳng định Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển CMCN 4.0 nhưng cũng còn nhiều bất cập, và vấn đề chính sách rất quan trọng, làm nhanh hay làm tốt phụ thuộc vào chính sách. “Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các địa phương của Việt Nam tiếp tục sẵn sàng lắng nghe… Cuộc cách mạng này là cơ hội tốt để Việt Nam đảo chiều về đầu tư, thương mại, giáo dục,  và đặc biệt là sự đảo chiều về tư duy và hành động. Điều vô cùng quan trọng là phải có tư duy mới cùng cách làm tốt để chính sách đi vào cuộc sống tốt nhất…”- Thủ tướng nhấn mạnh và gợi mở: “Phải tiến vào Cách mạnh công nghiệp 4.0 với tầm nhìn chiến lược”.  

Một loạt gợi ý được người đứng đầu Chính phủ nêu lên như về nhận thức, về hoàn thiện pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, liên kết… “CMCN 4.0 là một cuộc chơi mà mọi quốc gia mặc định trong đó. Chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức nắm bắt cơ hội, bước lên con tàu 4.0, cùng biến khát vọng quốc gia thành hành động cụ thể…”, Thủ tướng kết luận.

Thách thức lớn đối với Việt Nam

Ngoài 5 phiên hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 với gần 50 gian hàng. Triển lãm quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu với những giải pháp công nghệ hiện đại như: Hệ thống sản xuất tích hợp CIM, Nhà máy thông minh, Công nghệ nano, Năng lượng tái tạo, Công nghệ robot, Nhà thông minh, Công nghệ blockchain, Fintech, Ảo hóa, Xác định nguy cơ bảo mật, Công nghệ xác thực… 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những cơ hội của CMCN 4.0 là thách thức chung của các quốc gia, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn. CMCN mới một mặt mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các DN khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn…

Tuy nhiên, Trưởng ban Kinh tế TƯ lưu ý, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại CMCN 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, vấn đề an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia, từ đó đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước. n

Quan trọng nhất là vấn đề xã hội

Chia sẻ tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đặc biệt nhấn mạnh  yếu tố hành động.  Theo Phó Thủ tướng, CMCN 4.0 dù bình đẳng về cơ hội nhưng rất dễ bị bỏ lại phía sau nếu không hành động. Phó Thủ tướng nhấn mạnh đặc thù của Việt Nam và lưu ý phải đẩy mạnh hệ thống sáng tạo quốc gia, trong đó DN phải là trung tâm, Chính phủ, viện nghiên cứu có vai trò hỗ trợ; Phải tăng tính nghiên cứu của các trường đại học, tăng tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Trước “xóa mù chữ” thì bây giờ phải là “xóa mù về tri thức công nghệ”; Trước nói “học để biết để làm”, bây giờ “học để thay đổi thế giới tốt hơn”, tư tưởng này phải được đưa vào các trường học… 

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Nói CMCN 4.0, quan trọng nhất là vấn đề xã hội, tính kết nối. Không phải kết nối thiết bị với thiết bị, mà thiết bị với con người, và con người với con người để từng người một không ai bị bỏ lại phía sau…”.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.