Cô học trò nhỏ đang rất cần được giúp đỡ

0:00 / 0:00
0:00
Nằm trên giường bệnh, mỗi khi có bạn đến thăm, H. đều nhoẻn miệng cười. Nhưng khi bạn về, em lại khóc.

Hơn 8 tiếng đồng hồ giành cô bé từ tay “tử thần”

T.T.H.H. - 16 tuổi, đang học lớp Mười, nhà ở phường Cát Lái, TP Thủ Đức, TPHCM. Mỗi lần bác sĩ, điều dưỡng, người thân hay bạn bè đến thăm, H. đều tươi cười chào hỏi. Nhìn ánh mắt sáng trong của H., ai cũng xót xa. Mấy tháng nay, H. gắn chặt với giường bệnh và cũng chưa thể ngồi dậy được. Bạn bè sợ em không theo kịp bài vở nên đã thay nhau vào bệnh viện chỉ bài cho H.

Thấy bọn trẻ nói chuyện bài vở, chị Đinh Thị Như Huế - mẹ H. - quay sang chỗ khác để giấu đi dòng nước mắt. Chị bảo: “Cũng tại tôi...”.

Chuyện là vào khoảng 21g ngày 29/8, sau khi dự đám giỗ ở nhà bà con, chị Huế chở H. về nhà. Đường Nguyễn Thị Định vốn đã đông xe, vào đêm mưa các phương tiện càng thêm gấp gáp. Tới khúc cua, chị Huế dừng xe, bật xi nhan đợi sang đường. Ở làn đường bên cạnh, tài xế xe tải ra hiệu cho chị qua trước, chị liền cho xe rẽ trái. “Cũng ngay lúc này, chiếc container bên cạnh xe tải chạy lên, hất văng tôi vào lề đường. Khi tôi ngồi dậy, thì con gái và xe máy bị cuốn vào gầm container, bánh trước của xe chèn lên người H., tôi cố hết sức kêu gào, nhờ người đi đường cứu con” - chị Huế nghẹn ngào kể.

Chị Đinh Thị Như Huế chăm sóc em H. tại bệnh viện
Chị Đinh Thị Như Huế chăm sóc em H. tại bệnh viện

Nghe chị kêu cứu, cảnh sát giao thông gần đó chạy đến, hỗ trợ đưa H. đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Xương chậu của em bị dập nát. Em bị sốc mất máu, lịm dần và được các bác sĩ đã hồi sức tích cực, hội chẩn khẩn cấp rồi chuyển vào phòng phẫu thuật. Các ê kíp bác sĩ ngoại tổng hợp và sản - tiết niệu - ngoại chấn thương đã lần lượt mở khoang bụng để cầm máu, xử lý nhiễm trùng, làm sạch vết thương và khâu lại các mô bên trong; khâu âm đạo, tầng sinh môn, mở hậu môn nhân tạo, đặt dẫn lưu và khung cố định ngoài… cho H. Hơn 8 tiếng căng thẳng, ca phẫu thuật kết thúc vào lúc 4g30 sáng, mạng sống của H. được các bác sĩ giành lại từ tay “tử thần”.

Mừng vì con đã qua nguy hiểm, nhưng mỗi ngày nhìn con đau đớn vào những lúc thay băng gạc, mỏi mệt khi trở mình, chị Huế lại tự trách mình. Chị cho biết, từ bé đến lớn, H. rất ngoan, lễ phép, nhà khó khăn con lại càng cố gắng. 9 năm liền em là học sinh giỏi. “Mới vào lớp Mười được vài tháng thì phải vào nằm viện. Đều là lỗi của tôi” - chị Huế nói.

“Tôi sẽ làm tất cả, miễn con được sống”

Bác sĩ Sơn Hoàng Bảo (Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Lê Văn Thịnh) - cho biết, tính đến hiện tại, trải qua nhiều cuộc đại phẫu, có thể nói H. đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Khi sức khỏe của em dần hồi phục thì người nhà xin được chuyển em lên bệnh viện tuyến trên. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật mở bàng quang qua da, đặt thoát lưu máu tụ…

Nhưng đến ngày 22/9, khi H. quay lại Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp tục điều trị, bác sĩ phát hiện em bị nhiễm khuẩn, vết chân đinh cố định ngoài đã nhiễm trùng, kháng thuốc. Tình huống buộc phải phẫu thuật tháo khung cố định ngoài, sử dụng thêm liều lượng kháng sinh kiểm soát nhiễm trùng. Cùng lúc ấy, bác sĩ lại phát hiện H. bị gãy ngạnh ngang cột sống thắt lưng, chèn ép làm tổn thương rễ thần kinh khiến cơ chân phải đang bị teo và yếu liệt tạm thời.

“Sau nhiều ngày điều trị, vết thương chân đinh của H. đang phục hồi tốt, nơi mở bàng quang, hậu môn đã tạm ổn, vết thương khô. Thời gian tới, bác sĩ sẽ phẫu thuật để đóng hậu môn tạm, trả lại chức năng tiêu, tiểu bình thường cho em. Nếu tiến triển tốt, em sẽ được mổ cố định xương chậu nhằm phục hồi chức năng ngồi. Ít nhất H. còn trải qua 3 ca phẫu thuật nữa” - bác sĩ Bảo cho biết.

Nghe bác sĩ nói, chị Huế vừa mừng vừa lo. Từ khi H. bị tai nạn, chị Huế luôn phải túc trực trong bệnh viện, mọi chi phí trang trải đều trông chờ vào những đợt tăng ca của chồng. Hiện đứa con gái nhỏ 9 tuổi của chị phải tự chăm sóc bản thân. Hôm nào nhiều việc, ba về không kịp thì nhờ các cô, các bác và hàng xóm bảo bọc.

Nhà chị Huế vốn đã khó khăn, nay càng khó hơn. Khi H. vào cấp cứu, gia đình chị vét hết cũng chỉ được 10 triệu đồng. Đến nay, chi phí điều trị đã ngoài 200 triệu đồng. Trừ tiền bảo hiểm y tế, gia đình phải đóng hơn 130 triệu đồng. “Nghe tin cháu gặp nạn, các bác của H. gom góp cho cháu 80 triệu đồng. Số tiền còn lại tôi đang vay mượn thêm. Tôi sẽ làm tất cả, miễn con được sống” - chị Huế nghẹn giọng.

Vợ chồng chị Huế đều làm công nhân, nếu cố gắng tăng ca, thu nhập của vợ chồng họ cũng được ngót nghét 20 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng để lo cho H., chị Huế đã phải xin nghỉ hẳn. Mọi chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương của chồng. “Bác sĩ nói con tôi đang tiến triển tốt, tôi mừng lắm. Vợ chồng tôi đang cố gắng xoay xở chi phí cho những ca phẫu thuật sắp tới, nhưng mỗi lần nghĩ đến việc vay nóng để điều trị cho con, tôi lại sợ. Mà không vay thì không biết sau này sẽ thế nào” - người mẹ nhìn xa xăm.

Mọi đóng góp của bạn đọc giúp đỡ mẹ con chị Đinh Thị Như Huế xin gửi trực tiếp đến Báo Phụ nữ TPHCM, 311 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3; qua đường bưu điện hoặc tài khoản từ thiện: Báo Phụ nữ TPHCM, số 1800676768, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Kỳ Hòa; hoặc số 0071001049165, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay gia đình. Bạn đọc cũng có thể liên hệ Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Lê Văn Thịnh để giúp đỡ bệnh nhân.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.