Có hoãn thi hành án khi Tòa thụ lý yêu cầu khởi kiện của người thứ ba?

Có hoãn thi hành án khi Tòa thụ lý yêu cầu khởi kiện của người thứ ba?
(PLVN) - Ngoài những trường hợp hoãn thi hành án xuất phát từ những nguyên nhân khách quan thì cũng có trường hợp hoãn đang rất khó giải quyết vì nó liên quan đến người thứ ba. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Mệt mỏi vì thời gian hoãn thi hành án bị kéo dài 

Điều 75 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã quy định về những trường hợp thi hành án đối với tài sản là tài sản chung và tài sản tranh chấp (tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết thì sẽ hoãn thi hành án). Việc giải quyết loại tài sản này khá phức tạp bởi nó có liên quan đến quyền lợi của người thứ ba trong quan hệ thi hành án.

Chẳng hạn trong một vụ việc tại tỉnh X, ông T được Công ty CP Toàn Thế giới cam kết sẽ trả lại vốn cho ông là 6 nền nhà giá trị 3 tỷ đồng. Do không thực hiện đúng theo cam kết, ông T đã kiện Công ty Toàn Thế giới ra Tòa. Sau quá trình xét xử, TANDTC xử phúc thẩm ra Bản án phúc thẩm số 50/2016 ngày 12/2/2016 sửa án sơ thẩm, tuyên buộc Công ty Toàn Thế giới phải trả cho ông T 3 tỷ đồng. Trong Bản án ghi rõ nếu “Toàn Thế giới chậm thi hành án (trả tiền) thì phải chịu thêm lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định”.

Do không thấy Công ty thực hiện nghĩa vụ, ông T gửi đơn yêu cầu thi hành án và ngày 8/4/2016, Cục THADS tỉnh X ra “Quyết định thi hành án theo yêu cầu” số 226/QĐ-THA, yêu cầu Công ty Toàn Thế giới thi hành Bản án dân sự phúc thẩm 50. Ngày 19/11/2016, Cục THADS tỉnh X ra “Quyết định cưỡng chế thi hành án” kê biên tài sản (6 nền nhà) vào ngày 30/12/2016 của Công ty Toàn Thế giới (để bán đấu giá). Ngày 23/11/2016, VKSNDTC có công văn yêu cầu Cục trưởng Cục THADS tỉnh X ra quyết định hoãn thi hành Bản án dân sự phúc thẩm trên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn với lý do: bà Ng (một cổ đông trong Công ty Toàn Thế giới) đã có đơn khiếu nại Bản án dân sự phúc thẩm 50.

Hết thời hạn hoãn thi hành án, ông T vẫn tiếp tục không nhận được hồi âm từ phía Công ty Toàn Thế giới về việc trả lại số tiền cho mình và không có quyết định tiếp tục thi hành án từ phía cơ quan THADS. Do vậy, ông T lại gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 4/7/2017, ông T nhận được Công văn số 13/VKSTC-V5 của VKSNDTC với nội dung hoãn thi hành án tiếp 3 tháng nữa. Việc hoãn thi hành án này khiến cho ông T vô cùng mệt mỏi vì phải chờ đợi xử lý thi hành án trong một thời gian dài mà không có kết quả.

Chỉ hoãn thi hành án khi Tòa yêu cầu

Thực tiễn thực hiện quy định hoãn thi hành án, nhất là trong trường hợp Tòa án thụ lý giải quyết theo Điều 75 Luật THADS, đã phát sinh một số băn khoăn, vướng mắc. Cụ thể, tài sản thế chấp đã được bản án, quyết định của Tòa án tuyên xử lý để đảm bảo việc thi hành án, Tòa án thụ lý yêu cầu của người thứ ba khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì có hoãn thi hành án hay không. Đồng thời, tài sản được xác định của người phải thi hành án, cơ quan THADS đã thực hiện việc kê biên, bán đấu giá thành, Tòa án thụ lý yêu cầu của người thứ ba khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì có hoãn giao tài sản cho người mua trúng đấu giá hay không?. Trước những vướng mắc này, một số địa phương đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS.

Để tháo gỡ cho các địa phương, Tổng cục THADS đã hướng dẫn cách giải quyết. Theo đó, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo việc thi hành án nhưng trong quá trình tổ chức thi hành án nếu có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì cơ quan THADS không hoãn thi hành án (việc xử lý tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo phán quyết của Tòa án). Bởi thế, cơ quan THADS chỉ hoãn việc thi hành án trong trường hợp có Tòa án có yêu cầu. 

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật THADS thì chấp hành viên chỉ tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. Về nguyên tắc, cơ quan THADS chỉ tiến hành kê biên khi có căn cứ pháp luật (như giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản) xác định hoặc chứng minh tài sản đó là của người phải thi hành án. Vì vậy, theo quy định của Điều 75 Luật THADS nếu có tranh chấp về quyền sở hữu thì cơ quan THADS thông báo cho người đó tranh chấp biết trong thời hạn 30 ngày để khởi kiện ra Tòa án. Hết thời hạn nếu không có ai khởi kiện thì chấp hành viên tiếp tục xử lý tài sản.

Trong quá trình cơ quan THADS xử lý tài sản nếu Tòa án thụ lý tranh chấp liên quan đến tài sản cưỡng chế thì lúc này, cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tài điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS.

Trường hợp tài sản đã bán đấu giá thành Tòa án mới thụ lý việc tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đã bán đấu giá thành thì cơ quan THADS không hoãn thi hành án và tiếp tục tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá theo quy định tại Điều 103 Luật THADS, Điều 113 Bộ luật Dân sự và Điều 7 Luật Đấu giá tài sản. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng

Chuyện về vị chuyên gia từ tâm và góc nhìn đa diện nghề Y thời hiện đại

(PLVN) - “Đêm mùa đông rét như cắt da, cắt thịt, cả gia đình nhận tin báo bố mắc ung thư gan. Lưỡi hái tử thần suýt cướp đi mạng sống của người đàn ông trụ cột trong gia đình, nhưng nhờ sự tận tình của PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng cùng đội ngũ y bác sĩ mà bố tôi được cứu sống. Tôi thầm biết ơn và suy nghĩ về vị chuyên gia ấy thật nhiều”.

Đọc thêm

Kinh nghiệm quốc tế: Xây dựng chính sách đa số đều xuất phát từ Chính phủ

Tòa nhà lập pháp Ontario tại trung tâm Toronto Canada. (Ảnh minh họa: ofa.on.ca)
(PLVN) -  Một trong những đổi mới đáng chú ý tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025 là Luật đã quy định về xây dựng chính sách. Tham khảo quy trình chính sách của các nước trên thế giới sẽ là kinh nghiệm tốt để chúng ta thực hiện có hiệu quả quy định mới này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025.

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.