Cô hộ lý 60 năm đi đỡ đẻ... hộ

Mỗi sản phụ đến đây đều được bà khám thai và nắn thai miễn phí
Mỗi sản phụ đến đây đều được bà khám thai và nắn thai miễn phí
(PLO) - Tôi đặt chân tới nhà bà Hành, người làng vẫn gọi là cụ Liên (tại thôn Bảo Sơn, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) khi mặt trời lên trên đỉnh. Căn nhà nhỏ của bà đứng sau hàng cau dài, lọt thỏm giữa lớp nhà cao tầng của ngôi làng đang chuyển đổi kinh tế. Đôi mắt sáng trên khuôn mặt nhăn nheo, bà bắt đầu kể cho tôi  nghe về những chuyến đi làm cô hộ lý của vùng, từ thời chiến đến thời bình.

Duyên đến với nghề của bà Hành bắt đầu từ năm 1953, lúc đất nước đang oằn mình trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, 17 tuổi, bà Lành xách gạo ra huyện học nghề y. Sau thời gian theo học, bà được nhận chứng chỉ của trung tâm rồi về thực tập tại Trạm xá thị trấn Hương Canh. Dù chưa đầy 20 tuổi, làm bà đỡ, từ đó bà nhận được bao lời ra, tiếng vào. Mặc dù vậy, bà vẫn để ngoài tai những lời đó, bà vẫn hăng say với công việc hộ lý, khám thai, đỡ đẻ cho sản phụ. Sau dần, các bà, các chị và dân làng hiểu ra và bảo rằng bà mát tay, từ đó, tự dưng đỡ đẻ trở thành “nghề” của bà. 

Hỏi về số ca từng đỡ đẻ, bà Hành không nhớ hết được. Bà chỉ biết, khu nào trong vùng này cũng đều có bước chân của bà đặt lên. Trời mưa gió, bão rét, bà vẫn đi vì bà nghĩ đến an nguy của sản phụ. “Họ đau đẻ làm sao mà đi được. Thời đấy cũng chẳng có xe cộ gì nên tôi phải đến tận nhà để đỡ đẻ thôi! Có những lần, mấy chú bộ đội đến đón tôi đi, khi đó đèn điện còn khó khăn, lúc có, lúc mất, có khi tôi phải đỡ đẻ trong đêm, dưới ánh  sáng của đuốc rơm”, bà Hành nhớ lại.

Bà được người dân trong làng gọi là cô hộ lý “có bàn tay vàng”. Đôi bàn tay khám thai và đỡ đẻ biết bao nhiêu ca ấy đáng lý phải... “hái ra vàng” theo đúng nghĩa đen. Thế nhưng, bà đều làm mọi việc không công. Bà làm nghề hơn 60 năm nhưng chẳng hề tính toán tiền nong với bất kỳ sản phụ nào. Bà chỉ lấy tiền thuốc vì “đấy là thứ mà bà không làm ra được”

Bà Dương Thị Hành (hay còn gọi là bà Liên), cô hộ sinh vàng của vùng
Bà Dương Thị Hành (hay còn gọi là bà Liên), cô hộ sinh vàng của vùng

Ngồi nói chuyện với bà, tôi thường bị gián đoạn vì đôi lúc lại có một vài chị đến tâm sự, nhờ bà tư vấn, để rồi bà lại trở thành người nâng đỡ tư tưởng cho các cô gái trẻ. Bà bảo, thai nhi vô tội, bà làm nghề này mới thấy được sự sống con trẻ nó quý giá như thế nào. Ở đây gần khu công nghiệp mới, nhiều sản phụ đến bà cắt thuốc phá thai. Bà nghe mà đau lòng quá! Bà muốn đỡ lấy sự sống chứ không phải là cái chết. Nói đến đây, đôi mắt của bà như nhòa đi đôi chút vì câu chuyện… 

Hiện nay, kinh tế trong vùng đã khá lên nhiều, điều kiện về y tế cũng được cải thiện nên cô hộ lý 82 tuổi  không còn vất vả đi lại trong đêm nữa. Thế nhưng, nhiều người vẫn đến với bà vì tin vào đôi bàn tay và trái tim vàng ấy của người lương y. Tuổi cao nhưng bất chấp trời nắng hay mưa bà vẫn đến từng nhà những hộ dân nghèo để vận động, tuyên truyền những chính sách kế hoạch hóa gia đình, vận động người dân đi khám, chữa bệnh kịp thời. Hình ảnh ấy đã in đậm trong tâm trí người dân vùng Bảo Sơn.  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.