Có hẹn với gió heo may

(PLVN) - Rất khó để chỉ ra được khi nào thu về và sẽ ở lại bao lâu trước khi mùa đông tới. Tất cả những gì thuộc về mùa thu đều nhẹ nhàng đến kỳ lạ, đều khiến người ta sợ sẽ vô tình để lỡ hẹn với nó. Rồi cứ thế ngóng chờ, càng nhớ lại càng yêu…

“Chiều tím loang vỉa hè”

Mùa thu Hà Nội, chỉ qua ca từ của nhạc sỹ họ Trịnh đã quá đỗi đẹp, da diết và luyến nhớ. Tới nỗi nhiều người nói, đi giữa Hà Nội những sớm thu vẫn thấy nhớ… Hà Nội. Ấy là những ngày Hà Nội vào thu, nắng vàng như rót mật, ngọt dịu chứ chẳng gay gắt như những ngày hè, cái se mát hờ hững nơi đầu gió. Và đó là một mùa rất thơm, là những vỉa hè “thơm bước chân qua”…

Có hẹn với mùa gió heo may. (Ảnh: PV)

Có hẹn với mùa gió heo may. (Ảnh: PV)

Một ngày, khi gió vô tình se lạnh thoảng mùi hoa sữa, khi những tiếng rao hàng cốm cất lên trên phố, thì lúc ấy Hà Nội đã là thu. Và khi những bó cúc họa mi mong manh, tinh khôi khắp các góc phố, con đường quen, thì có lẽ đã sắp phải tạm biệt với những ngày lãng mạn nhất trong năm.

Có lẽ một trong những cơn cớ mà người ta thường yêu thu Hà Nội tới say đắm, là bởi sự ngắn ngủi tới thèm nhớ ấy. Có một Hà Nội như thế, “Hà Nội không vội được đâu”, tựa thu Hà Nội vừa yêu kiều, vừa thân thương, giản dị, trầm mặc qua thời gian.

Đó là một Hà Nội tinh mơ chớm lạnh, dịu dàng trong yên tĩnh phố xá đầu ngày. Khi ấy chưa có nhiều người đi, chưa có nhiều xe chạy, chưa có nhiều ồn ào, chen chúc, khói bụi và chưa có nhiều vội vàng... Buổi sáng, bạn lang thang qua phố Phan Đình Phùng, những vệt nắng xuyên khe lá, chiếu qua hàng sấu già trăm tuổi - tựa như bạn đang đi trong miền cổ tích tinh khôi.

Phía hồ Tây, những lớp khói sương ướp ánh nắng mai màu bảng lảng, đẫm dần đầy không gian màu vàng non tơ. Khi ấy, một gói cốm xanh bọc trong lá sen xanh của bà, của chị cốm làng Vòng mang hồn quê vào phố.

Những gánh cốm thong thả trên hè phố ấy, quyện trong hương hoàng lan se sẽ, trong mùi sương mùi lá… Rồi màu xanh của cốm, đặt bên mấy quả chuối chín lừ, vỏ điểm những nốt nâu gọi là chuối trứng cuốc, gọi cả một trời thu xao xuyến…

Chở mùa thu vào phố. (Nguồn: Internet)

Chở mùa thu vào phố. (Nguồn: Internet)

Và như thế, mùa thu Hà Nội là mùa cốm. Dẫu mùa màng bây giờ có thể quanh năm gần như có cốm. Thế nhưng, cốm ngon nhất vẫn là cữ thu. Khi ấy sữa hạt lúa mới ngậm đủ gió mưa, làm nên sự ngọt bùi, sau khi tích tụ tinh hoa trời đất, mới đến độ thơm thảo. Vào đầu mùa cốm mới, từ làng Vòng xưa, những mủng, mẹt cốm xanh, hạt cốm mỏng mềm, thơm thoảng mùi hương nếp, cạnh bó lá sen, nắm rơm vàng, theo quang gánh của các bà, các cô về phố.

Chẳng cần tiếng rao vẫn tha thiết biết mùa cốm lại về. Bởi thứ gì cũng có mùa của nó. Phải bắt đầu chớm thu trong hơi may lành lạnh, người mua cốm sà xuống vỉa hè hay dừng xe bước lại, ngắm màu xanh cốm, với tay nhón thử vài ba hạt thả vào miệng nếm. Và khi cái ngọt ngào dẻo thơm ùa vào lòng ta rồi thì khó có thể nói lời chối từ một thứ quà rất riêng của Hà Nội ngày thu thương nhớ.

Chợt nhớ “Dặm ngàn hương cốm Mẹ” của Nguyễn Tham Thiện Kế. Câu văn làm thổn thức quá chừng những người yêu Hà Nội: “Vỉa hè ba hàng cây nơi Cửa Bắc mùa thu mấy mươi năm trước, tôi đợi một hương cốm diễu qua tiếng chuông nhà thờ… Hương cốm Vòng cho tôi thêm nhớ mẹ…. Vâng đó là thức cốm ngọc thạch của nếp cái hoa vàng Đẳng cốm mẹ…

Mẹ sửa cốm không bán xuôi Hà Nội mà để hầu ngoại - cụ giáo nửa Tây, nửa ta không trò học. Mỗi mùa mới, nhiều lắm Mẹ cũng chỉ sửa dăm cân cốm là đủ chia hương hoa cho hai bên nội ngoại. Bây giờ Bầm mất, bên tai vẫn còn nhời: “Thầy em ạ, hình như tới mùa sửa cốm”.

Ấy là những mùa cốm đã rất xa, thấp thoáng trong những ngày đầu thu se lạnh… Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết hoặc lá khoai ráy xanh non, bóng nõn mỡ màng và buộc bằng sợi rơm vàng óng.

Và những nỗi nhớ quắt quay

Thu mới, heo may còn bỡ ngỡ, chẳng thổi dài mà cứ ngắt quãng, từng đoạn, từng cơn. Thảng, mưa ùa về, làm lá sấu cũng vội vã trải vàng trên phố. Trong cái lung linh của mùa thu Hà Nội, đâu đây không thể thiếu được những sắc lá sấu vàng.

Trong cuốn “Bắc kỳ - Phong cảnh và ấn tượng” (dịch Đặng Anh Đào, Hoàng Thanh Thủy), người con gái Pháp Hilda Arnhold tỉ mỉ ghi chép lại cảm nhận của mình về mùa thu ở xứ thuộc địa Đông Dương: “Đột nhiên, trên bầu trời u tối, ánh sáng hoàng hôn xuyên qua và dưới tia sáng vàng yếu ớt của mặt trời mùa thu, cảnh vật ấy thoáng một nét mơ màng dìu dịu và lại thơ mộng đến thế, tựa như một mùi hương quá vãng, trong kí ức bạn, những bài thơ cổ và truyền thuyết của nước Trung Hoa xưa lại trở về, bởi không có gì nhạy cảm đối với những bậc hiền nhân và thi sĩ Á Đông bằng linh hồn của thiên nhiên”. Đó là dòng viết của nàng khi nhắc nhớ về hồ Lớn (hồ Tây, khác với hồ Nhỏ - hồ Gươm).

Trong kí ức của một người xa vắng, mùa thu Hà Nội cứ mơn man lòng người bằng những khung cảnh sáng tối, nhỏ to. Có khi rảo quanh hồ Lớn mà men theo chuyến tàu điện lên tới tận Cầu Giấy. Cũng có khi chỉ dạo xe kéo đôi vòng quanh phố rue de la Soie (nay là phố Hàng Đào), đại lộ Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), hay đại lộ Carreau (nay là phố Lý Thường Kiệt)…

Mùa cốm xanh về. (Nguồn: Internet)

Mùa cốm xanh về. (Nguồn: Internet)

Hà Nội trong hồi tưởng của nàng còn bởi gương mặt của con người. Đó là bà già có gương mặt nhăn nhúm, miếng vải buộc trên cái đầu trọc lóc cắp cái thúng bên hông, chân cà nhắc và rao to: “Ai xôi ơi!” Đó là người bán bánh bột rán bọc tôm (bánh tôm) đội trên đầu một chiếc mũ phớt có phần hơi quá bảnh tỏn so với cái việc ông đang làm. Và đó cũng là ông thầy bói mà lạ thay nàng lại thuộc đôi vè hài hước cái nghề “quyền lực” ấy: “Nhà này có quái trong nhà/Có con chó đực sủa ra đằng mồm”.

Hà Nội trong nỗi nhớ quắt quay của Vũ Bằng, Hà Nội trong hoài mộng xa xôi của Hilda Arhold từ nhiều dòng chảy văn hóa, những biến thiên dâu bể. Hà Nội tiễn người ra đi vào những đêm mùa đông năm 1946 và Hà Nội đón người trở về vào sáng mùa thu năm 1954. Hà Nội lại tiễn những người ra đi vào khoảng thập niên 70 của thế kỉ trước rồi Hà Nội lại đón những người còn sống trở về chỉ vài năm sau đó mà thôi. Bởi lẽ, chỉ cần mở cửa sổ căn nhà của mình, mùa thu Hà Nội vẫn đẹp nao lòng tựa trăm năm trước.

Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Hà Nội vẫn cứ đẹp tha thiết đến thế. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường - góc phố, trên những ngọn cây. Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc. Thu Hà Nội đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu. Mà còn là điều gì đó mà ta chỉ có thể cảm nhận - rất khó gọi tên. Và cũng bởi Hà Nội gắn liền với mùa thu…

Tôi biết, với không ít người thì những thảm lá vàng trên phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, những buổi bình minh trong veo bên hồ Gươm, những hoàng hôn lênh láng tại hồ Tây, những xe hoa, gánh hàng rong, hay những gương mặt hiền lành, phúc hậu của người dân phố cổ… đều là những khoảnh khắc thu Hà Nội vô giá.

Ngoài cốm, mùa thu Hà Nội còn là tiết trời hợp vị với rất nhiều thức quà vặt. Có những thứ quà triền miên mùa nào cũng có, nhưng chỉ với tiết trời vào thu mới thấy ngào ngạt vị: “Ốc tháng mười, người Hà Nội” là như thế. Sở dĩ ốc phải là tháng 10 vì mùa thu là mùa ốc béo nhất trong năm.

Và thức quà mùa thu còn có hồng ngâm, hồng đỏ, bánh trôi tàu, chả rươi, ốc nóng... đều là món ăn bình dị nhưng món nào cũng ngon, mang hương vị đặc biệt. Bởi nói tới thu Hà Nội là nói tới ẩm thực hè phố. Người Kẻ chợ vốn sành ăn. Vẫn là những món ăn dân dã đồng quê xứ Bắc, nhưng về Hà Nội, tất thảy được nâng niu, tinh tế trong vị thanh, nhẹ riêng có.

Những sớm mùa thu, gió heo may mang theo hương ổi, hương cốm len lỏi vào những con phố thâm nâu. Mấy cô bán hoa sớm khoác lên mình chiếc áo nâu cũ hối hả chở những bó cúc vàng rực rỡ vào phố cổ. Người ta gọi những chuyến xe hoa ấy là xe chở mùa. Khi những chuyến xe hoa vừa chạm ngõ cũng là lúc phố cổ bừng giấc thu. Bởi chỉ có ở thu Hà Nội, người ta mới cảm nhận rõ ràng những giao mùa của thời gian, của những ngày sống chậm, thương nhớ nao lòng đến thế…

Hà Nội - một trong những điểm đến mùa thu lãng mạn nhất thế giới

Mới đây, trang tin CNN đã ca ngợi Hà Nội như một trong những điểm đến lãng mạn hàng đầu thế giới của mùa thu. Theo CNN, Việt Nam được coi là “điểm sáng” trong việc phục hồi du lịch, trong đó mùa thu Hà Nội là thời điểm đẹp nhất trong năm, để du khách thực hiện kỳ nghỉ lãng mạn trải nghiệm khu phố cổ nổi tiếng với nhiều phố nghề và phố ẩm thực hấp dẫn… Xác định thế mạnh “mùa vàng” của du lịch Thủ đô, trong những năm gần đây, Hà Nội đã hình thành nhiều dòng sản phẩm thu hút du khách.

Theo các chuyên gia du lịch, mùa thu Hà Nội là “đặc sản” rất riêng của Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian qua du lịch Hà Nội chưa xây dựng được tour đặc trưng mùa thu thu hút du khách trong nước, quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Đọc thêm

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Lạc vào không gian văn hóa tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
(PLVN) - Uốn mình trong không khí trầm tĩnh, mộc mạc của những ngôi làng ở xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo hiện lên như một nét chấm phá cổ kính mỹ lệ. Mỗi vị khách ghé thăm chốn thôn quê bình an này đều không kìm được lòng, say đắm ngắm vẻ đẹp nơi đây nhiều hơn một chút...

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời
(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Trị liệu từ “bản giao hưởng” mùi hương

Liệu pháp mùi hương, phương pháp trị liệu tự nhiên, an toàn và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Getty Images)
(PLVN) - Khi nói đến mùi hương, mỗi người đều có những cảm nhận riêng: có người thích mùi mưa, có người bị cuốn hút bởi hương hoa cỏ, trong khi người khác lại ưa thích mùi gỗ. Dựa trên những sở thích này, trị liệu bằng mùi hương hay còn gọi là liệu pháp Aromatherapy đã mang đến một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Ngày đẹp trong tháng chín

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 10 dương lịch năm 2024 (từ ngày 01/10 đến 31/10), tương ứng với tháng 9 lịch âm (từ ngày 29/08 đến 29/09 âm lịch), mang đến nhiều ngày tốt lành cho các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường”

Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
(PLVN) - Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Vượt qua giới hạn của bản thân

Thái Hà trong ngày chơi dù lượn trên bầu trời. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Có một câu nói khuyết danh như sau: “Ai không bước chân ra khỏi nơi quen thuộc sẽ không hiểu giá trị đích thực của con người”. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần đánh mất đi bản năng khám phá, sinh tồn mãnh liệt mà ông cha để lại. Hiện nay, để hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giới hạn bản thân, nhiều người đã dành trọn niềm đam mê cho các chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…