Cô giáo xứ dừa sáng chế loại nhang sinh học '2 trong 1'

Chị Đào cho hay thay đổi 16 lần công thức mới tạo ra được nhang sinh học an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường.
Chị Đào cho hay thay đổi 16 lần công thức mới tạo ra được nhang sinh học an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường.
(PLVN) - Chuyện cô giáo Ngô Song Đào (giáo viên môn Sinh học, Trường THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) sử dụng cây quao để làm nhang vừa lạ vừa hay. Loại nhang này không chỉ để thắp lên bàn thờ ông bà, tổ tiên mà còn có tác dụng xua muỗi.

Dùng cây dại làm nhang sinh học

Nén nhang (còn gọi là hương) theo quan niệm dân gian kết nối tâm linh giữa thế giới con người với một thế giới vô hình mà xưa nay dân gian tin rằng nó tồn tại. Dâng hương thể hiện sự thành kính với ông bà tổ tiên hay thần linh. Điều đó đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. 

Tuy nhiên, thực tế khói nhang lại tác hại xấu đến sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, khói nhang có thể gây ung thư tương tự khói thuốc lá, gây tổn thương mắt, da, hệ hô hấp, hệ thần kinh... của con người nên khi hít phải khói nhang ta thường ho, chảy nước mắt và khó thở…

Những tác động nguy hiểm này đang ảnh hưởng sức khỏe hằng ngày nhưng ít ai quan tâm. Cô giáo Đào đã vận dụng chuyên môn của mình để nghiên cứu ra loại nhang sinh học lành tính, bảo vệ sức khỏe. “Tôi mong muốn tạo ra một sản phẩm hữu cơ lành tính với người tiêu dùng, sao cho khi thắp nhang lên trong gia đình có bầu không khí sạch”, chị Đào chia sẻ. 

Tận dụng những kinh nghiệm dân gian ông bà truyền lại và vốn sống, vốn kiến thức của mình, chị Đào dành thời gian thí nghiệm cây quao nước, một loại cây mọc dại ven các kênh rạch miền Tây. Đối với vùng sông nước, cây quao là một loại thực vật khá “lì lợm”, có khả năng chống sạt lở tốt, khả năng chống chịu mặn cao. Ngoài ra, nó còn được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh hoặc mỗi lần đi vườn bà con cũng thường dùng lá cây quao chà vào tay, chân tránh các loài côn trùng đốt.

Năm 2013, chị Đào bắt đầu lên ý tưởng và mày mò công thức làm nhang. Trải qua nhiều lần thất bại, một năm sau chị mới có được thành phẩm hoàn chỉnh. Sau đó, chị mang dự án của mình đi thi và sản phẩm nhang sinh học đạt giải Chung kết tại cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp năm 2017.

Có thể nói, đây là bước đà quan trọng tiếp thêm niềm tin và động lực để chị hoàn thiện nhang quao có chất lượng tốt nhất và nhanh chóng đưa sản phẩm đến gần bà con. Hiện sản phẩm nhang quao của chị Đào đã có mặt tại nhiều nơi như Hà Nội, TP HCM và các tỉnh ĐBSCL...

Tác dụng nhiều trong 1

Đặc điểm nổi bật của nhang này là không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào trong quá trình làm nhang nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Thêm vào đó, nhang quao không có chất dễ cháy nên hầu như không có khói, tránh ô nhiễm không khí.

Mỗi cây nhang có thể cháy liên tục 80 - 90 phút, không bị tắt ngấm giữa chừng nên được nhiều người ưa chuộng. Chị Ngô Ngọc Gia (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Hồi nào giờ mình ở đây chỉ biết trồng cây này cho không lở đất, trồng làm thuốc nam với nấu lá xông. Nghe nói làm nhang thấy cũng lạ lạ nên mình cũng mua dùng thử để coi sản phẩm như thế nào. Đốt nhang này không có nhiều khói, cảm giác không độc hại như những nhang nhà hay dùng trước đó, mà mùi thì thơm dễ chịu nữa nên tui thấy an tâm”. 

Chia sẻ về quá trình làm nhang, chị Đào cho biết, để làm nhang, trước tiên phải thu hái lá quao, đem phơi khô rồi xay nhuyễn. Do lá quao không có tinh dầu, khó cháy nên chị phối trộn với các loại dược liệu thuốc bắc có tinh dầu, hương thơm để tạo nên nhang sinh học hoàn toàn thiên nhiên. Chính vì vậy, nhang của chị có màu nâu tự nhiên của dược liệu và mùi thơm thoang thoảng dễ chịu của đồng quê.

Cơ sở làm nhang của chị Đào còn giúp tăng thu nhập cho các chị em phụ nữ tại địa phương, đặc biệt là những cô, dì lớn tuổi.
Cơ sở làm nhang của chị Đào còn giúp tăng thu nhập cho các chị em phụ nữ tại địa phương, đặc biệt là những cô, dì lớn tuổi.

Theo chị Đào: “Công đoạn quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của sản phẩm là điều chỉnh độ nén của máy với cái lưới xay và công thức không được sai hàm lượng, nếu không sản phẩm ra khác liền. Để có được hương thơm tốt nhất và độ cháy tốt nhất, tôi thay đổi 16 lần công thức mới thấy  ổn”.

Điểm đặc biệt khác của nhang quao là có đến hai công dụng. Bên cạnh việc dùng để thắp lên bàn thờ, nhang này còn có tác dụng xua muỗi giống như nhang muỗi nên bà con còn có thể yên tâm thay thế nhang muỗi thông thường. Ở những miền quê, các em học sinh hay đốt nhang muỗi học bài mỗi đêm, suốt 12 năm học lượng hóa chất độc hại các em hít vào là không nhỏ, nên sử dụng nhang này sẽ rất tiện lợi. 

Việc sản xuất nhang sinh học của cô giáo miền Tây còn tạo thêm công việc ổn định, tăng thu nhập cho các chị em phụ nữ tại địa phương, đặc biệt là những cô, dì lớn tuổi. “Cũng nhờ cô Đào mà những chị em phụ nữ khoảng từ 50 tuổi trở lên có công ăn việc làm thêm. Làm ở đây một ngày chị em kiếm được 70 - 80.000 đồng. Tùy theo thời tiết, nắng làm được nhiều thì sẽ được tiền hơn”, chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) người đang làm việc tại cơ sở của chị Đào cho biết.

Cây quao nước thường mọc hoang ở các bờ kênh rạch miền Tây, chủ yếu có nhiều ở Bến Tre, rừng U Minh...

Theo Đông y, quao có vị chua, chát, tính bình, không độc, vỏ thân, lá và rễ cây quao có thể dùng làm thuốc trị bệnh. Vỏ cây chuyên chữa các bệnh như viêm gan, xơ gan... lá cây bổ phổi từ ho, rễ cây có tác dụng chữa sỏi thận cũng rất tốt.

Đọc thêm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hưởng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
​
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), sáng nay, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Sáng nay (19/5), Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức lễ trồng cây kỷ niệm nhân 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2021), tại công trình “Xây dựng mới Trung tâm xét nghiệm Y khoa TP HCM” cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Nhiều triển lãm kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang TPHCM tham quan triển lãm tại đường Đồng Khởi. Ảnh: hcmcpv.org.vn
(PLVN) - Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết ngày 11/6/2021, TP tổ chức trưng bày các triển lãm theo chủ đề để kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021).

Sức sống bất diệt của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ chí Minh-người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: báo Đảng Cộng sản Việt Nam
(PLVN) - Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo
(PLVN) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”. Điều này được thể hiện rõ qua cách Người giao tiếp với truyền thông trong nước và quốc tế. 

Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu

Ảnh tư liệu
(PLVN) - Tại phiên họp ngày 7/5/2021, Bộ Chính trị kết luận sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (Chỉ thị 05) và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Trưng bày hình ảnh, tư liệu chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

 Đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: QĐND
(PLVN) - Qua nội dung trưng bày “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. 

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(PLVN) -  Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sơ kết công tác xây dựng Đảng quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2021. 

75 năm bức thư chúc mừng Giáng sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tình cảm còn mãi trong tâm hồn mỗi giáo dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960 (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn 1954 - 1985).
(PLVN) - Ngày 25/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư chúc mừng đồng bào Cơ đốc giáo nhân ngày Giáng sinh. 75 năm đã trôi qua từ bức thư đó, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo vẫn sáng ngời, để từ đó sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa tôn giáo với dân tộc ngày càng sâu đậm, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.