Cô giáo tiếng Anh chửi học viên “loại mặt người óc lợn“: Sở Giáo dục Hà Nội vào cuộc xử lý!

Cô giáo tiếng Anh chửi học viên là "mặt người óc lợn". (Ảnh cắt từ Clip).
Cô giáo tiếng Anh chửi học viên là "mặt người óc lợn". (Ảnh cắt từ Clip).
(PLO) - Sáng nay (6/5), Sở GD&ĐT TP. Hà Nội đã cử đơn vị chuyên môn vào cuộc làm rõ vụ việc cô giáo tiếng Anh bắt học viên phải nộp 100 nghìn tiền phạt và chửi học viên là "loại mặt người óc lợn".

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hà Nội: "Sau khi xác minh, nếu đúng sẽ xử lý nghiêm vụ việc".

Trước đó, vào tối 5/5 vừa qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip gây xôn xao dư luận liên quan đến việc một cô giáo dạy tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ Hà Nội chửi tay đôi với học viên với những từ ngữ thiếu chuẩn mực: 'Con lợn', 'đồ mặt người óc lợn,...', thậm chí văng tục với học viên.

Theo đó, đoạn clip dài gần 2 phút cho thấy câu chuyện bắt đầu khi nam học sinh mắc lỗi và bị cô giáo buộc đóng phạt 100 nghìn đồng. Mặc dù nam học viên này xin khất nợ nhưng cô giáo không đồng ý.

“Bây giờ hoặc là anh đóng phạt hoặc là cả lớp dừng lại. Đây không phải là lần đầu tiên của anh. Khẩn trương, 100 nghìn, nhanh lên.” – cô giáo tiếng Anh quát.

Sau một hồi lời qua tiếng lại, sự việc trở nên căng thẳng hơn. Cô giáo đã xưng “tao - mày” và chỉ trích học viên bằng nhiều từ ngữ thô tục vì không nộp phạt khi vi phạm quy định.

Cô giáo này tiếp tục nói: “Đây là sân chơi của tao, luật của tao, mày cứ đóng phạt 100 nghìn thì lớp học tiếp không thì ra ngoài… Bao nhiêu buổi không học, bước vào lớp của tao thì phải nhớ đó là quy định, mày là thằng đàn ông, mày đã dám ký cái cam kết học hành như thế nào mà giờ không làm”.

Cảnh cãi nhau tay đôi giữa cô giáo tiếng Anh và học viên (Ảnh cắt từ Clip).
Cảnh cãi nhau tay đôi giữa cô giáo tiếng Anh và học viên (Ảnh cắt từ Clip).

Sự việc trở nên căng thẳng hơn khi nam học sinh này đứng dậy và chỉ tay vào mặt cô giáo. Nam thanh niên này cho rằng việc đóng 100.000 đồng là hành động lừa đảo của trung tâm và không học ở đây nữa sẽ ra ngoài học.

Đáp lại phản ứng của nam học sinh, cô giáo trong đoạn clip đã có những lời lẽ sỉ nhục thô tục đối với học viên này: “Ra ngoài kia, có 1 hay 10 trung tâm cũng không thể biến một con lợn thành một con người được đâu”, “Chúng tao không để cho những thằng mặt lợn như mày học ở đây”, “Loại mặt người óc lợn”,...

Sau cuộc cãi vã giữa đôi bên, cô giáo này yêu cầu nam sinh trên ra khỏi lớp.

Ngay lập tức, đoạn clip đã được người dùng mạng xã hội chia sẻ với tốc độ chóng mặt, trong đó đa phần ý kiến đều cho rằng đây là hành xử văng tục khó chấp nhận của giáo viên tiếng Anh trên.

Trước những ý kiến phản hồi và bức xúc về vụ việc, danh tính vị giáo viên tiếng Anh xuất hiện trong đoạn clip trên đã được "cư dân mạng" săn lùng và được cho là bà Nguyễn Kim Tuyến giám đốc chuyên môn của một trung tâm Anh văn ở Hà Nội.

Theo tìm hiểu của PV, ngay tối 5/5, hàng loạt các Facebook được cho là mạo danh bà N.T.K được lập ra hàng loạt với mục đích "câu Like". Đồng thời, trưa nay (6/5) trên mạng xã hội Facebook chia sẻ với tốc độ "chóng mặt" về Clip được cho là của bà này LiveStream giải thích về vụ việc.

Cô giáo tiếng Anh Livestream giải thích về vụ việc (Ảnh: Cắt từ Clip Fb).
Cô giáo tiếng Anh Livestream giải thích về vụ việc (Ảnh: Cắt từ Clip Fb).

Trong clip này, cô giáo tiếng Anh chửi học viên là "mặt lợn, mặt người óc lợn"...được cho là bà Nguyễn Kim Tuyến (SN 1982, quê ở Hưng Yên) hiện tại bà Tuyến đang sống tại Hà Nội và là Giám đốc chuyên môn ở trung tâm MST English (có trụ sở ở quận Cầu Giấy, quận Hà Đông. TP. Hà Nội).

Bà Nguyễn Kim Tuyến đã giải thích nguyên nhân của việc học viên phải đóng phạt cũng như cách sử dụng từ "mạnh" của mình: “Hôm nay, tôi sẵn sàng đối chất với việc ném đá của các bạn. Tôi chỉ viết lên facebook của nhóm kín đó đúng một câu: Tại sao hôm nay chúng mày lại nghỉ học và chúng mày sẽ phải trả giá về hành động này. Tôi không nói là tại sao hôm nay các em lại nghỉ học, các em sẽ phải trả giá về hành động này vì nói như vậy, mức độ nghiêm trọng trong việc trừng phạt sẽ không có giá trị, họ sẽ không hãi. Và một khi không hãi thì họ sẽ không học”.

Nói về khoản tiền phạt 100 nghìn đồng, bà Tuyến cho biết đó là khoản phạt "chăm chỉ phí": “Mỗi một bạn bước vào lớp của tôi, tôi sẽ thu 300 nghìn "chăm chỉ phí". Tiền này không ai được động vào hết, trừ tôi. Vì nếu bạn đi học, đi ngoại khóa, viết báo cáo đầy đủ cuối khóa tôi trả lại bạn đúng 300 nghìn đầy đủ.” – bà Tuyến nói.

Hình thức phạt được cho là tại Website của trung tâm này.
Hình thức phạt được cho là tại Website của trung tâm này.

Cũng theo bà Tuyến, 300 nghìn này là để cam kết thái độ học bởi nếu nghỉ một buổi, không viết báo cáo sẽ bị phạt 100 nghìn. Như vậy, nguyên tắc giảng dạy ở đây đó là yêu cầu học viên phải chăm chỉ, làm bài hàng ngày mới có thể tiến bộ.

Cũng tại Facebook của mình, bà Tuyến cũng nhận là người sáng lập và chủ sở hữu của trung tâm tiếng Anh mà mình đang giảng dạy. Trung tâm đã hoạt động nhiều năm, chuyên dạy tiếng Anh cho đối tượng là trẻ em, học sinh cấp 2 và người đã đi làm.

Bên cạnh đó, trong một clip tự quay, nữ giáo viên khẳng định mình hơn những người khác ở khả năng truyền động lực cho học viên, thông qua áp dụng kỷ luật.

"Kỷ luật thép" cũng chính là phong cách giảng dạy được trung tâm này đưa ra. Theo đó, học viên trước khi vào học sẽ phải ký cam kết 4 bên (giảng viên, học viên, phụ huynh, trung tâm) với nhiều điều khoản ràng buộc.

Trước những sự việc "lùm xùm" trên, trả lời báo chí vào sáng nay (6/5), ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hà Nội cho biết, Sở đã nắm được thông tin ban đầu của vụ việc. Ngay trong buổi sáng chủ nhật, lãnh đạo Sở đã giao đơn vị chuyên môn vào cuộc để xác minh xử lý vụ việc.

Cũng theo ông Dũng cho biết: “Nếu xác minh đúng như sự tình clip chúng tôi khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc này”./.

Đọc thêm

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.