Cô giáo dạy Toán ở TP HCM không nói suốt ba tháng đứng lớp

Không nói lời nào với lớp 11A1 trường THPT Long Thới mỗi khi lên lớp, cô Châu ghi tất cả lên bảng cho đến hết giờ.

Sáng 28/3, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM) cho biết đang làm báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo về phản ánh của học sinh lớp 11A1 Phạm Song Toàn, tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành với học sinh tiêu biểu.

Em Toàn kể, cô giáo môn Toán khi lên bục giảng "không nói gì với chúng con cả, cô không dạy, chỉ viết lên bảng". Sự việc kéo dài đã hơn một học kỳ, cả lớp phải tự học, tự làm bài. Giáo viên chủ nhiệm lớp đã cố gắng giải quyết nhưng không thành công. Hội trường kín người hôm đó tỏ ra bất ngờ về câu chuyện.

Theo ông Bình, sau khi làm việc với lớp và giáo viên môn Toán Trần Thị Minh Châu, nhà trường xác định học sinh phản ánh đúng. Cô Châu về dạy từ đầu năm 2012, từng bị Sở Giáo dục cảnh cáo vì có lời nói xúc phạm đến học sinh.

Nữ sinh Phạm Song Toàn kể về cô giáo Toán trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạoTP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nữ sinh Phạm Song Toàn kể về cô giáo Toán trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Ảnh:Mạnh Tùng.

Cô Châu cho rằng, sở dĩ không giảng bài cho lớp 11A1 là "có một học sinh cũ tại đây nói bạn bè ghi âm bài giảng của cô, có gì thì tung ra đánh cô giáo". Ông Bình không đồng ý với lý do này của cô Châu, song vẫn tìm hiểu sự việc.

"Quan điểm của trường là không xem xét chuyện quá khứ của giáo viên, chỉ hướng tới tương lai. Cô Châu có chuyên môn tốt, song tính tình nghiêm khắc và thiếu cởi mở với học sinh", ông Bình nói.

Hiện, cô giáo Châu dạy Toán ở bốn lớp, tham gia phụ đạo học sinh và không dạy thêm. Ngoại trừ lớp 11A1, các lớp còn lại cô đều giảng dạy bình thường.

"Khoảng nửa học sinh lớp 11A1 không muốn đổi giáo viên Toán, mong muốn cô Châu tiếp tục đứng lớp. Cô Châu đã nhận lỗi, hứa với Ban giám hiệu sẽ giải quyết ôn hòa với học trò, cởi mở hơn với lớp và giảng bài bình thường", ông Bình nói.

Học sinh trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng.

Học sinh trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng.

Là người quản lý trường Long Thới, ông Bình khẳng định: "Hiện tượng diễn ra trong thời gian dài, ngay tại trường nhưng tôi lại không nắm bắt được, cũng không có học sinh hay giáo viên nào phản ánh lên. Tôi đã sai và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong sự việc này".

Đọc thêm

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.

Cách cải thiện giấc ngủ cho sĩ tử trong mùa thi

Ảnh minh họa

(PLVN) - Mùa thi là thời điểm các sĩ tử phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, do đó chất lượng giấc sẽ bị suy giảm. Chuyên gia y tế đã gợi ý các biện pháp giúp các sĩ tử sẽ có một giấc ngủ ngon, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe và thi cử tốt.

Hướng dẫn cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh lớp 12 năm học 2024-2025 đăng ký trực tuyến bằng tài khoản và mật khẩu do nhà trường cấp; Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến bằng tài khoản VNeID qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nữ giới trong STEM - làm gì để không tụt hậu?

Dự án STEMherVN là một điểm sáng trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong thế giới hiện đại, nơi công nghệ, dữ liệu và sáng tạo ngày càng chi phối mọi mặt đời sống, lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) được xem là nền tảng cho sự phát triển bền vững và đổi mới của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, một trong những thực tế đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ tham gia của nữ giới trong lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn, đặt ra câu hỏi lớn: Làm gì để nữ giới không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng số đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam?

Thu hút sinh viên giỏi theo nghiệp thầy cô

Giáo sinh trong tiết dạy đầu tiên. (Ảnh trong bài: Trường ĐHSP Huế)
(PLVN) - Nghị định số 60 được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 116, đồng thời tiếp tục kế thừa các kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút sinh viên giỏi, tâm huyết vào học và làm việc, cống hiến cho ngành Giáo dục.