Có gì trong nền tảng IoT “Made in VNPT”?

Các giải pháp IoT “Made in VNPT” thu hút sự quan tâm của nhiều người tham gia sự kiện Hội thảo và Triển lãm quốc tế về IoT và Bảo mật thông tin năm 2019
Các giải pháp IoT “Made in VNPT” thu hút sự quan tâm của nhiều người tham gia sự kiện Hội thảo và Triển lãm quốc tế về IoT và Bảo mật thông tin năm 2019
(PLVN) - Nhằm khẳng định vai trò và tạo hiệu quả cao nhất của Internet vạn vật (IoT), VNPT đã tiếp cận IoT như thế nào?

Tuân thủ tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt nhất

Theo chiến lược phát triển, VNPT sẽ chuyển đổi dần từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang một nhà cung cấp dịch vụ số, hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) của khu vực châu Á.

Vì thế, ngay từ những ngày đầu, VNPT đã xác định phải tự đầu tư xây dựng một nền tảng tổng thể để làm chủ được các công nghệ cốt lõi. Nền tảng IoT - Smart Connected Platform (SCP) của VNPT đã được chính các kỹ sư của VNPT nghiên cứu và phát triển từ những ý tưởng như thế. 

SCP được xây dựng đầu tiên trong lộ trình chuẩn bị từ năm 2017, mục đích giúp vạn vật kết nối với nhau tạo nền tảng cho các nhà phát triển tập trung xây dựng ứng dụng IoT. Kế đó, tạo hệ sinh thái thiết bị, nền tảng và ứng dụng IoT đa thiết bị. Và hạ tầng nền tảng đó chứa 6 đặc điểm cốt lõi: Kết nối, thu thập, quản lý, kiểm soát, xây dựng và phân phối.

Nói một cách đơn giản hơn, SCP là nền tảng IoT mở, tất cả các nhà phát triển có thể tham gia để xây dựng ứng dụng của riêng mình. SCP ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại bao gồm điện toán đám mây, công nghệ điện toán biên, công nghệ dữ liệu lớn HADOOP, Middlewares, OTA, Messagebroker và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thông tin nghiêm ngặt nhất.

Đáng chú ý, SCP hỗ trợ kết nối mọi vật trên mọi hạ tầng công nghệ mạng, từ các công nghệ kết nối tầm gần như USB, Modbus, RS, Bluetooth, NFC, Zigbee… cho tới các công nghệ kết nối tầm xa như 3G/4G, FTTx, hay các công nghệ dành riêng cho IoT như LoRa, SigFox, NB-IoT…

Nền tảng công nghệ hoàn toàn mở

Dựa trên nền tảng SCP của VNPT, các nhà phát triển hoàn toàn làm chủ được công nghệ trong kết nối, thu thập, quản lý, xây dựng và phân phối ứng dụng, thiết bị IoT, tài nguyên mạng Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.

SCP cung cấp nhiều mô hình triển khai khác nhau như: SaaS, IaaS, PaaS, đóng gói tổng thể… đáp ứng tất cả nhu cầu triển khai thực tế của các nhà phát triển ứng dụng. Nhờ vậy, nhà phát triển chỉ cần tập trung vào chọn thiết bị phù hợp và xây dựng giải pháp để đáp ứng nhu cầu người dùng. SCP sẽ giúp thực hiện quy trình xử lý hai chiều cũng như đảm bảo hiệu năng, tốc độ cho ứng dụng.

Đến nay, SCP đã được VNPT sử dụng để phát triển ứng dụng IoT trong nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ nhu cầu khách hàng. Trong đó nổi bật là các ứng dụng thông minh như: Giao thông, Du lịch, Nông nghiệp… Các giải pháp này đang được nhiều tỉnh, thành trên cả nước tin tưởng sử dụng. 

Hiện VNPT đã xây dựng thành công hơn 28 thành phố thông minh. Triển khai nhiều dự án nông nghiệp thông minh như: Khu LAB nông nghiệp thông minh Hòa Lạc, quan trắc môi trường tại Phú Quốc. VNPT cũng đã hợp tác chiến lược VT - CNTT với hầu khắp các tỉnh/thành phố trên cả nước ở các lĩnh vực chủ chốt: Chính quyền điện tử, An ninh, Giáo dục, Y tế, Du lịch, Nông nghiệp, Giao thông...  

Sẵn sàng hòa vào dòng chảy đa kết nối

Mang trên mình sứ mệnh kết nối vạn vật lên Internet, nền tảng IoT Platform- SCP của VNPT giúp mọi kết nối lên nền tảng, toàn bộ dữ liệu của thiết bị sẽ được thu thập theo thời gian thực, khoảng thời gian, theo chu kỳ…

SCP sẽ quản lý tập trung thông qua tài khoản quản trị duy nhất, cũng có thể từ một ứng dụng IoT đã xây dựng riêng.Việc quản lý tập trung sẽ mang tới khả năng thống nhất về dữ liệu toàn hệ thống, từ đó đưa đến những phân tích và dự tính tốt nhất cho kế hoạch trong tương lai.

Với những ưu điểm nổi bật nói trên, ngay trong lần đầu tiên gửi sản phẩm dự thi hệ thống giải thưởng thường niên uy tín nhất toàn cầu dành cho cộng đồng doanh nghiệp thuộc 22 quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương - Stevie Award 2018, vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi trong ngành công nghệ khu vực như: M800 Limited - Hồng Kông, Telkom - Indonesia, MATRIXX Software - Hoa Kỳ,  Ooredoo - Myanmar…, nền tảng IoT Platform - SCP VNPT đã giành Cúp Vàng ở hạng mục Đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực công nghiệp viễn thông. 

Mới đây, tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về IoT và Bảo mật thông tin năm 2019, đại diện VNPT đã có tham luận về nỗ lực và những kết quả tích cực của Tập đoàn VNPT trong nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào triển khai cung cấp các dịch vụ IoT cũng như dịch vụ đảm bảo an toàn mạng, an toàn thông tin phục vụ cho các đối tượng khách hàng, thu hút sự quan tâm của hàng trăm đại biểu, quan khách.

Hơn hết, với hạ tầng mạng băng rộng VNPT Wifi FTTx (băng thông 20 - 100Mbps) đến tận nhà thuê bao tại 63 tỉnh/thành, phủ đến 98% số xã trên cả nước cùng mạng lưới di động NB-IoT 80.000 trạm phát sóng, 2G/3G/4G phủ sóng 63/63 tỉnh, thành cả nước, roaming đến hơn 400 nhà cung cấp dịch vụ thuộc 160 quốc gia trên thế giới, thế giới vạn vật IoT VNPT luôn sẵn sàng hòa mình vào dòng chảy kỷ nguyên đa kết nối. 

Tin cùng chuyên mục

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

Đọc thêm

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.