Có gì trong cuốn sách con gái nhạc sĩ Hoàng Vân viết về cha mình?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau…” giống như một cuốn tiểu sử âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân, Tiến sĩ Lê Y Linh đã lần ngược lại thời gian để kể về cuộc đời và sự nghiệp của cha mình.

Cuốn sách “Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau…” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành được chia làm bốn phần: Phần 1 - giới thiệu về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân; Phần 2 - về tác phẩm của nhạc sĩ; Phần 3 - quan điểm sáng tác của nhạc sĩ và Phần 4 - những kỷ niệm với nhạc sĩ trong trí nhớ và trái tim của người thân, đồng nghiệp các thế hệ và người yêu nhạc.

Cuốn sách giống như một cuốn tiểu sử âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Cuốn sách giống như một cuốn tiểu sử âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ sinh năm 1930 tại Hà Nội, ông là con út trong một gia đình tư sản trí thức. Bố ông là một nhà giáo dạy Hán học thông thạo Cầm kỳ thi họa, mẹ mất sớm... “Từ rất nhỏ cậu bé Ngọ đã là người nhạy cảm với các loại âm thanh, có những xúc cảm rất rõ ràng khi nghe thấy các loại âm thanh tiếng động, từ tiếng chuông, đến tiếng sấm sét”… “Thế nên hồi bé cậu đã được tập và chơi rất nhiều nhạc cụ như: piano, violon, violoncelle, kèn clarinette…

Được tham gia Hướng đạo sinh, trong lòng cậu tràn ngập tình yêu đất nước, quê hương và đồng bào. Giữa khung cảnh “Trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh, xác người nằm như rạ như rơm” (ca từ trong hợp xướng Hồi tưởng), cậu sớm giác ngộ cách mạng và trở thành liên lạc viên của Tự vệ thành Hà Nội.

Năm 1946, khi 16 tuổi, giã từ Hà Nội, chàng trai Lê Văn Ngọ mang theo cây kèn harmonica đi theo kháng chiến. Và từ đây âm nhạc Việt Nam có một nhạc sĩ Hoàng Vân.

Hoàng Vân trở thành một người chiến sĩ kháng chiến, mọi nhiệm vụ được giao ông đều gắng sức bởi ông luôn tâm niệm “nếu có hai lựa chọn sẽ chọn cái khó hơn”. Với vốn liếng học nhạc thuở nhỏ, ông bắt đầu sáng tác các bài hát đầu tiên. Đó là những bước “tập dượt” để chỉ vài năm sau 1953, tác phẩm Hò kéo pháo ra đời. Tác phẩm tiêu biểu của chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu. Với Hò kéo pháo Hoàng Vân đã sáng tạo một điệu hò cách mạng hùng tráng có một không hai.

Tiến sĩ Lê Y Linh "Hoàng: “Khi đọc cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau...", người đọc có thể sẽ hiểu thêm về âm nhạc Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Y Linh "Hoàng: “Khi đọc cuốn sách "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau...", người đọc có thể sẽ hiểu thêm về âm nhạc Việt Nam.

Từ tác phẩm này, phong cách âm nhạc Hoàng Vân đã hình thành và định hình, đó là nghệ thuật được ông chưng cất lên từ những lấm láp hiện thực để lấp lánh như những viên kim cương dưới ánh mặt trời. Cái nhìn sử thi này còn bao trùm khi viết về những người lao động như: Tôi là người thợ lò, Bài ca người giáo viên nhân dân, Bài ca xây dựng… ông cũng đều đã có được cái nhìn anh hùng ca mang tầm thời đại.

Nhạc sĩ Hoàng Vân đã cống hiến trọn đời cho âm nhạc và là một trong những gương mặt tiêu biểu trong giai đoạn thành lập nền âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp Việt Nam. Ông đã có một sự nghiệp sáng chói, sáng tác ở nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng ghi dấu ấn khó quên với người yêu nhạc và là một phần không thể tách rời với lịch sử âm nhạc Việt Nam. Với những đóng góp to lớn, năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Với tư cách một nhà nghiên cứu âm nhạc vừa là một người con của nhạc sĩ, Tiến sĩ Lê Y Linh ‘phục dựng’ cuộc đời của ông bằng phương pháp khoa học hiện đại. Cô đã sưu tầm các tài liệu, từ lí lịch tự thuật của ông, phỏng vấn, tìm hiểu, ghi chép những lời kể, kí ức của những người thân, bạn bè đồng nghiệp của nhạc sĩ; sưu tầm các tác phẩm, sưu tầm các bài báo, các phỏng vấn được ghi âm, ghi hình. Các thông tin về nhạc sĩ và các tác phẩm đều được xác minh. Tiến sĩ Lê Y Linh khẳng định: “Cuộc đời bố tôi là cuộc đời của một con người dành cho âm nhạc, thế nên tôi nghĩ ‘chỉ cần’ điểm tác phẩm là đã có thể phác họa về thế giới nhân sinh, quá trình sáng tác và một phần cuộc sống đời thường của ông”.

Chia sẻ với bạn đọc, Tiến sĩ Lê Y Linh hy vọng: “Khi đọc cuốn sách này, người đọc có thể sẽ hiểu thêm về âm nhạc Việt Nam, hiểu thêm về cuộc đời sáng tạo của một nhạc sĩ, về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này cũng giúp bạn đọc cảm nhận được một phần vẻ đẹp của nghệ thuật âm nhạc, được sự hướng thượng trong nghệ thuật, nâng cao gu thẩm mĩ”.

Cũng trong dịp này, Viện Âm nhạc cũng cho ra mắt cuốn sách “Hoàng Vân Nhạc và Đời” với gần 20 bài khảo cứu về nhiều khía cạnh trong tác phẩm của Hoàng Vân. Cuốn sách giúp chúng ta có được cái nhìn, bước đầu nhưng cũng là tổng hợp, về phong cách Hoàng Vân. Hai cuốn sách về nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ là món quà ý nghĩa dành cho bạn đọc và người yêu nhạc trong dịp đầu Xuân này.

Đọc thêm

Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Việt Nam đang vào mùa cao điểm để tăng tốc đón khách du lịch quốc tế, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa: TTH)
(PLVN) - Những tháng cuối năm là mùa cao điểm đón du khách nước ngoài. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang nhanh chóng chuẩn bị các sản phẩm du lịch hấp dẫn đón các đoàn khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tránh rét mùa đông.

Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới

Bối cảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện hoành tráng trên trailer bộ phim “Kong - Skull Island”. (Nguồn: Trailer Kong - Skull Island)
(PLVN) - Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên
Nhân Tết Trung thu 2024 - Tết của tình thân, NSƯT Hoàng Tùng cho ra mắt tác phẩm âm nhạc mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già” với mong muốn tri ân cha mẹ, cũng như nói lên tiếng lòng của những người con hãy luôn trân quý, yêu thương, quan tâm đến đấng sinh thành đang già đi theo tháng năm.

Tại sao ông Park Chung Gun chưa trở lại Việt Nam?

Ông Park Chung Gun đã về nước (Ảnh Tuổi trẻ)
(PLVN) - Theo Liên đoàn Bắn súng Việt Nam việc ông Park Chung Gun về nước vào ngày 6/9 vừa qua do nguyện vọng của ông muốn về quê hương Hàn Quốc sau thời gian rất dài. Mặt khác, do ông đã hết hợp đồng vào ngày 01/9/2024 và thanh lý hợp đồng theo thoả thuận đã được ký trước đó.

Thưởng lãm không gian Tết Trung thu xưa tại 'Đêm hội Trăng rằm'

Tưng bừng“Đêm hội Trăng rằm" tại Tây Hồ
(PLVN) - Với mong muốn tạo ra không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.

Ý thức dân tộc trong trái tim người nghệ sĩ

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay khắp Việt Nam trong MV Một vòng Việt Nam (Ảnh trong MV)
(PLVN) - “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy” - lời của Bác được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ - người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Giáo dục gia đình là điểm khởi đầu của lòng yêu nước

Cháu Trần Hạnh My được trao tặng Kỷ niệm chương cho thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài trong Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Quả đúng là như vậy, giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc. Dạy con lòng yêu nước là chúng ta đang dạy con trở thành một con người có cội nguồn, bởi với bất kỳ một cá nhân nào dấu ấn giáo dục của gia đình dù sau này có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, thì vẫn trường tồn như một lớp trầm tích khó đổi thay…

'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Cần ưu đãi cho các nhà làm phim

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu bề dày lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên phù hợp phát triển du lịch điện ảnh. Trước thực tế đó, để phát triển du lịch từ điện ảnh cần có sự đầu tư rất lớn từ các Bộ, ngành, đồng thời mở rộng liên kết giữa ngành du lịch với các tỉnh, địa phương, doanh nghiệp, các thị trường điện ảnh quốc tế lớn.

Thấy gì từ hiện tượng du lịch quốc tế quá tải?

Người dân Barcelona (Tây Ban Nha) phản đối du lịch quá tải. (Ảnh: AP)
(PLVN) - Du lịch quá tải đang trở thành một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh các chính sách du lịch như tăng thuế, phí để kiểm soát dòng du khách và giảm các tác động tiêu cực.

'Cõi Bác xưa' - nơi sâu lắng của trái tim Việt Nam

Bác Hồ tiếp Đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc năm 1965. (Ảnh tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Với người dân Việt Nam, khi có dịp về Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác, thăm nơi Bác ở và làm việc những năm tháng cuối đời trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nghe những câu chuyện cảm động từ những kỷ vật được bảo quản trong không gian đặc biệt ấy, luôn là mong mỏi thiết tha…