“Cố gắng đảm bảo học sinh có đủ sách, vở tới trường”

“Cố gắng đảm bảo học sinh có đủ sách, vở tới trường”
(PLVN) - Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung khiến nhiều trường học hiện vẫn bị ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị vùi lấp, cuốn trôi, hư hỏng nặng. Bởi thế, với những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, con đường đến trường của học sinh miền Trung, đặc biệt là các vùng bị lũ quét, sạt lở núi vốn đã khó khăn nay lại càng gập ghềnh hơn…

Ngành giáo dục thiệt hại hơn 600 tỷ vì mưa lũ

Bão lũ tại các tỉnh miền Trung khiến hàng chục giáo viên, học sinh thiệt mạng, nhiều trường học ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị cuốn trôi, hư hỏng nặng..., thiệt hại ước tính hơn 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 29/10, tỉnh Hà Tĩnh có hơn 20.000 học sinh bị ảnh hưởng vì mưa bão, 2 học sinh bị đuối nước. Thiệt hại về cơ sở vật chất trường lớp học ước tính khoảng 26 tỷ đồng.

150 trường bị ngập, trong đó có 69 trường bị ngập sâu. Sách vở, dụng cụ học tập, thiết bị dạy học bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 3,1 tỷ đồng. Hầu hết các trường học ở tỉnh Quảng Bình cũng đều bị ảnh hưởng do đợt lũ lụt gây ra. 100% học sinh phải nghỉ học, 3 học sinh bị đuối nước.

Ước tính ban đầu, ngành giáo dục Quảng Bình có hàng ngàn thiết bị dạy học, sách vở, đồ dùng học tập bị hư hỏng; 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị ngập trong nước; tổng thiệt hại ban đầu ước tính trên 382,8 tỷ đồng.

Hiện nay các nhà hảo tâm đã quyên góp ủng hộ một phần dụng cụ, sách vở, số sách giáo khoa từ tiểu học đến THPT, nhưng còn thiếu khoảng 49.404 bộ, tương đương gần 20 tỷ đồng. 20 trường mầm non bị thiệt hại nặng về đồ chơi trẻ em.

Đợt lũ vừa qua càng làm cho cuộc sống gia đình một số em có hoàn cảnh khó khăn nay khó khăn hơn, tới đây bữa ăn bán trú của các em cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không thể tiếp tục được.

Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị có 5 người bị thiệt mạng, trong đó 1 học sinh bị đuối nước, 3 học sinh bị vùi lấp, 1 cán bộ quản lý. Ngoài ra có 2 giáo viên mầm non có chồng bị hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu dân.

Toàn tỉnh ước tính tổng thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng. Khoảng 200 trường với 309 điểm trường bị ngập, ngập sâu trong nước, 2.109 phòng học bị ngập nước, 844 phòng học bị hư hại từ 30-70%. Sách vở, dụng cụ học tập, thiết bị dạy học bị hư hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 8,3 tỷ đồng.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, học sinh phải nghỉ học vì bão lũ. Thiệt hại tài sản ước tính 70,2 tỷ đồng. Nhiều trường bị sụt lún, hư hỏng cơ sở vật chất. Nhiều thiết bị dạy học bị hỏng. Học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, thiệt hại ước tính 8,8 tỷ đồng. Tại tỉnh Quảng Nam, toàn bộ học sinh nghỉ học, 3 học sinh bị đuối nước, nhiều trường bị ngập, đổ tường, tốc mái, sạt lở đất; tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 36,5 tỷ đồng.

Nhiều cơ sở giáo dục thành phố Đà Nẵng bị ngập, đặc biệt sau cơn bão số 9. Có 50 phòng học và 1 nhà đa năng bị hư hỏng, nhiều cổng trường, tường rào bị đổ, nhà để xe bị tốc mái (chưa đánh giá tỷ lệ hư hỏng để ước tính thành tiền).

Ở tỉnh Bình Định, cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền, toàn bộ học sinh phải nghỉ học. Nhiều trường học bị tốc mái, thiệt hại về cơ sở vật chất khoảng 8,65 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ngãi cũng có 19 trường THPT bị tốc mái, sập đổ nhà để xe học sinh, đổ tường rào... do bão số 9. 

Gian nan thầy trò vùng lũ, thiếu thốn trăm bề. (Ảnh minh họa)
Gian nan thầy trò vùng lũ, thiếu thốn trăm bề. (Ảnh minh họa)

Đau lòng hơn cả, bão số 9 ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Quảng Nam gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó riêng ngành GD-ĐT chịu nhiều tổn thất. Theo thống kê bước đầu, đã có 28 trường THPT và tất cả 18 phòng GD-ĐT báo cáo đều có nhiều cơ sở giáo dục bị thiệt hại, ước tính hơn 51 tỷ đồng.

Hầu hết các địa phương, trong đó Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình và các huyện miền núi đều có nhiều trường học bị thiệt hại nặng nhất. Theo ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT, ngay sau khi bão tan, Sở đã chỉ đạo phòng GD-ĐT các địa phương, đơn vị trường học nhanh chóng khắc phục thiệt hại để sớm tổ chức dạy học.

Tính đến đầu tháng 11, ngoại trừ một số trường mầm non, tiểu học ở các vùng sạt lở nặng của huyện Nam Trà My (Trà Leng, Trà Mai, Trà Vân, Trà Tập), Bắc Trà My (Trà Giáp, Trà Ka, Trà Bui), Phước Sơn (Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc), còn lại hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện dạy và học bình thường…

Chia sẻ mối lo về tình trạng thiếu sách, vở, đồ dùng học tập cho học sinh, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị mong tiếp tục nhận được những tấm lòng sẻ chia, ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập để học sinh đến trường...

Tiếp nối các chuyến hàng hỗ trợ về miền Trung

Liên tiếp các hoạt động hỗ trợ ngành Giáo dục các tỉnh miền Trung đã được Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai thời gian qua, tối 4/11, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi một chuyến hàng hỗ trợ trị giá hơn 1 tỷ đồng về miền Trung.

Chuyến hàng lần này bao gồm: 2.200 bộ sách giáo khoa mới; 200 bộ sách giáo khoa cũ; 20.000 cuốn vở viết; 12.000 bút viết; 250 bộ bàn ghế học sinh THCS-THPT; 100 bộ bàn ghế cho trẻ mầm non; 20 máy tính để bàn; cùng một số đồ dùng, đồ chơi trẻ em, truyện tranh, balo học sinh… với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam gửi hơn 22.000 sách giáo khoa cùng đồ dùng học tập cho học sinh miền Trung.

Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ ngành Giáo dục các tỉnh miền Trung, ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong việc tập trung huy động nguồn lực hỗ trợ ngành Giáo dục các tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có văn bản kêu gọi các đơn vị vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành; các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm quan tâm đến giáo dục cùng chung tay quyên góp hỗ trợ ngành Giáo dục các tỉnh miền Trung.

Sau 2 tuần triển khai, tổng kinh phí các đơn vị chuyển về Công đoàn Giáo dục Việt Nam được trên 2 tỷ đồng. Bên cạnh việc gửi kinh phí về Công đoàn Giáo dục Việt Nam, nhiều đơn vị công đoàn cơ sở đã thực hiện việc ủng hộ trực tiếp đến các tỉnh miền Trung hoặc gửi qua các kênh Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ và Đảng ủy Khối… với kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Ngoài việc tiếp nhận tiền mặt, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng bố trí điểm tiếp nhận tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Kinh tế quốc dân để tiếp nhận các trang thiết bị, đồ dùng học tập từ các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội gửi về.

Theo đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam sẽ tổng hợp và vận chuyển toàn bộ trang thiết bị, đồ dùng dạy học của các đơn vị và tiếp tục sử dụng kinh phí hỗ trợ mua bàn ghế, máy vi tính để gửi các trường học trong thời gian sớm nhất, giúp các thầy cô và các em học sinh ổn định việc dạy và học. 

Sáng ngày 3/11, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã đến thăm hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam khắc phục hậu quả bão số 9. Trong chuyến thăm, Thứ trưởng cũng chia sẻ với những khó khăn, mất mát to lớn của ngành do bão lũ gây ra, nhất là những thiệt hại cơ sở vật chất trong trường học, sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng thay mặt Bộ GD-ĐT trao tặng ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam 150 bộ bàn ghế học sinh cùng nhiều bộ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ để các em kịp thời quay trở lại trường học sau ảnh hưởng của mưa bão.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đại diện Bộ GD-ĐT đã trao hỗ trợ các tỉnh miền trung thiệt hại nặng nề bão lũ hơn 10 tỷ đồng. Thứ trưởng cũng ghi nhận sự chủ động, nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục các tỉnh, của cán bộ, giáo viên và cấp ủy chính quyền đã chung tay góp sức để ngay sau khi bão tan, nước rút kịp thời sửa chữa cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp - đồ dùng học tập, tiêu độc khử trùng… để học sinh có thể trở lại trường sớm nhất, kịp thời và an toàn.

Trước đó, ngày 25/10, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT cũng đã về thăm, động viên, chia sẻ và trao tặng quà, hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã trao tặng 200 triệu đồng cho ngành Giáo dục Thừa Thiên - Huế và 50 triệu đồng cho Công đoàn Đại học Huế, góp phần khắc phục thiệt hại trong toàn ngành.

Cũng trong dịp này, Thứ trưởng cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên và tặng quà cho cô giáo Ngô Thị Thanh Nhàn (Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu), là vợ Liệt sĩ Trương Anh Quốc đã hy sinh khi tham gia đoàn cứu hộ, cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Phải cần nhiều thời gian mới có thể khắc phục được những thiệt hại này. Nhưng ngay đây, học sinh cần sách vở để đến trường, cơ sở vật chất cần được khắc phục sớm để ổn định việc dạy và học. Trước mắt, các nguồn ủng hộ sẽ tập trung cho việc tặng sách, vở cho học sinh vùng lũ, cố gắng đảm bảo tất cả học sinh có sách, vở đến trường”…

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.