Cô gái trẻ viêm nhiễm hết vùng má do 'nghiện' tiêm filler

Các bác sĩ chích rạch áp xe vùng mặt của bệnh nhân.
Các bác sĩ chích rạch áp xe vùng mặt của bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 mới tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị áp xe má do thường xuyên tiêm filler để trẻ hóa khuôn mặt.

Sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật chích rạch vùng áp xe trên má bệnh nhân. Mặc dù vết thương được tái tạo nhưng vẫn có thể để lại những di chứng về thể chất hoặc tinh thần.

Theo ThS Lưu Phương Lan - Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, biến chứng nhiễm trùng sau tiêm filler là hậu quả của việc vi phạm các kỹ thuật vô trùng và sử dụng các sản phẩm filler không an toàn từ những người không có chuyên môn. Biến chứng này xảy ra phổ biến do nhu cầu tiêm filler làm đẹp ngày càng tăng, mang lại lợi nhuận cao nên nhiều cơ sở, cá nhân bất chấp tiêm cho khách hàng mặc dù trái quy định.

Biến chứng nhiễm trùng filler biểu hiện trong vòng 2 tuần sau tiêm, vi khuẩn nuôi cấy được thường là tụ cầu vàng, E Coli… Trường hợp nữ bệnh nhân nói trên là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn Klebsiella.

"Phòng ngừa các biến chứng trong sử dụng filler làm đẹp cần được chú trọng. Các sản phẩm filler cần đảm bảo chất lượng được chứng nhận bởi FDA. Trước khi tiêm khách hàng cần được biết rõ về hiệu quả, tác dụng mong muốn, độ bền cũng như rủi ro tiềm ẩn để không lạm dụng tiêm các chất làm đầy. Người thực hiện tiêm filler cần hiểu rõ cấu trúc giải phẫu, có kiến thức chuyên môn quy trình thực hiện, phát hiện và xử trí biến chứng để đảm bảo mang lại kết quả thẩm mỹ an toàn tối ưu", thạc sĩ Phương Lan thông tin thêm.

Tiêm filler – tiêm chất làm đầy da là một trong những thủ thuật được thực hiện phổ biến nhất trong da liễu thẩm mỹ. Kể từ năm 1980, collagen được giới thiệu như chất làm đầy đầu tiên, trong 3 thập kỷ qua, đã có một cuộc cách mạng trong phương pháp trẻ hóa khuôn mặt do sự cải tiến của nhiều loại chất làm đầy mới.

FDA đã phê duyệt nhiều loại chất làm đầy khác nhau, mỗi loại có thành phần, cách tiêm, thời gian tác dụng riêng biệt. Thực tế cùng với sự gia tăng số lượng thủ thuật tiêm filler là sự đồng thời gia tăng số lượng biến chứng xảy ra. Filler vẫn là chất lạ đối với cơ thể, nếu bị lợi dụng hoặc thực hiện bởi người thiếu chuyên môn thì có thể gặp những biến chứng khó lường: nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, hoại tử …

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.