Cô gái trẻ bất ngờ mọc xương sườn trên cổ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn mới tiếp nhận, điều trị một bệnh nhân có xương sườn mọc thừa ra ở đốt sống cổ số 7.

Bệnh nhân là chị V.T.T (22 tuổi, là công nhân kỹ thuật) nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm.

Thăm khám tại chỗ khối u, bác sĩ thấy có tiếng thổi tâm thu, cảm giác tê tay phải tăng lên khi vận động. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ cho thấy bệnh nhân có mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ.

Theo bác sĩ Vi Hồng Đức, mỏm gai và xương sườn phụ chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải bệnh nhân gây ra các triệu chứng kể trên. Bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Cho đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này

Cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp. Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn.

"Trường hợp bệnh nhân V.T.T do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch máu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đau, teo cơ, liệt tay", bác sĩ Đức thông tin.

Ngay sau đó, chị T đã được các bác sỹ khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường. Ca phẫu thuật thành công sau 1 giờ, bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộ xương dị dạng, là nguyên nhân gây chèn ép mạch máu thần kinh vùng cổ bên phải của bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân bệnh nhân ổn định, không còn biểu hiện chèn ép mạch máu, thần kinh, vận động tay phải bình thường.

Trên thực tế, phẫu thuật này được thực hiện không nhiều tại một số bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam. Đây là loại phẫu thuật khó, nếu không thực hiện tốt sẽ xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.

Hà Nội quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ

Hà Nội quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương chủ động nắm tình hình trên cơ sở dự báo, triển khai sớm các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, các đơn vị, địa phương cần tập trung, triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, đến hết ngày 31/3 phải hoàn thành chiến dịch theo chỉ đạo của Chính phủ.