Cô gái phải 'cứa cổ' vì tiêm tan mỡ nọng cằm

Bác sĩ tiến hành thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân (Ảnh: BV JW)
Bác sĩ tiến hành thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân (Ảnh: BV JW)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 27/3, Bệnh viện JW (TP.HCM) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận cô gái trẻ tên T. (25 tuổi, ngụ Tây Ninh) trong tình trạng trên cổ có vết cắt dài 15 cm, kèm hoại tử vùng má, cằm.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến “vết cứa” ở cổ, nữ bệnh nhân cho biết, 4 tháng trước, chị tiêm tan mỡ nọng tại một cơ sở spa chui. Sau một tuần, vết tiêm ở cổ bỗng bắt đầu sưng tấy và nổi mủ, tuy nhiên, các thợ làm đẹp tại đó lại khẳng định rằng do chất tan mỡ đó “chưa tan hết ” nên mới đóng cục.

Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi chị bắt đầu bị sốt, khối u phù nề nghiêm trọng, thậm chí còn lan ra khắp vùng cổ. Những đốm mủ sưng to làm vùng cằm biến dạng và bị xệ xuống. Bệnh nhân lo sợ nên đã đi spa nơi khác để xử lý khối áp-xe nhưng vẫn tái diễn nhiều lần.

Những ngày sau đó, tình trạng của nữ bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn khi chị bắt đầu bị sốt, khối u phù nề nghiêm trọng, thậm chí còn lan ra khắp vùng cổ. Cùng với đó, vùng cằm xuất hiện những đốm mủ sưng to và biến dạng xệ xuống. Lo sợ trước tình trạng trên, bệnh nhân đã đi tới nhiều cơ sở thẩm mỹ khác để xử lý khối áp-xe nhưng sau vẫn bị tái lại nhiều lần.

TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc bệnh viện JW cho biết, qua thăm khám và khai thác bệnh sử cho thấy bệnh nhân đã tiêm 1 chất dịch lạ vào vùng cằm và má, đã trải qua 3 lần giải phẫu để nạo hút áp-xe, nhưng vẫn không hết. Bác sĩ quyết định không cho bệnh nhân mổ liền mà cho truyền thuốc kháng sinh trước 3 ngày, sau đó quan sát tình hình và tiến hành phẫu thuật vào thời điểm thích hợp.

Mới đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật thành công, giải thoát khỏi khối áp-xe. Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho các chị em nên tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đã được cấp phép.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.