Cô gái Mỹ nhớ Hà Nội kỳ lạ, khóc vì "hoa sữa Nguyễn Du"


Dù sống ở đâu trên trái đất, Preyanka không thôi nhớ tiếng còi tàu trên phố Lê Duẩn, những cây cổ thụ trên đường Kim Mã, và bật khóc khi gặp lại hương hoa sữa nồng nàn phố Nguyễn Du.

Dù sống ở đâu trên trái đất, Preyanka không thôi nhớ tiếng còi tàu trên phố Lê Duẩn, những cây cổ thụ trên đường Kim Mã, và bật khóc khi gặp lại hương hoa sữa nồng nàn phố Nguyễn Du.

"Tôi đến từ Hà Nội", Preyanka thường tự hào trả lời mỗi khi ai đó hỏi về nguồn gốc của mình. Bố người Ấn Độ, mẹ người Mỹ, nhưng Preyanka Clark Prakash gọi Việt Nam là quê hương thứ nhất. Cô đã gắn bó suốt 8 năm thời thơ ấu và thiếu niên với Việt Nam, lớn lên cùng những bước thay đổi quan trọng của thành phố này.

Đến sống tại Việt Nam khi mới 10 tuổi, Preyanka thừa hưởng tình yêu Việt Nam từ mẹ, bà Cherie Clark - người phụ nữ từng nhận tới 4 người con nuôi Việt Nam từ các trại trẻ mồ côi. Rong ruổi cùng mẹ đi khắp các thành phố quyên từ thiện và nhận nuôi trẻ mồ côi, tình yêu với Việt Nam lớn dần lên cùng với bản thân cô.

Mùi hương làm rơi lệ

Preyanka từng sinh sống ở Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ, và Việt Nam, trong những nơi đó Hà Nội là thành phố gợi cho cô nhiều xúc cảm nhất. Mỗi lần nghe bạn bè nói Hà Nội đang vào thu, dù đang ở đâu, trong Preyanka lại cồn cào nỗi nhớ.

“Hồi bé, tôi không biết có điều gì đặc biệt ẩn sau hoa sữa. Chỉ nhớ những lần đi xích lô cùng chị gái qua phố Quán Thánh. Tiết trời lành lạnh và tôi ngửi thấy một hương thơm rất mạnh, ngọt như bánh mứt, mỏng nhẹ và mơ hồ như lụa, vây bủa xung quanh", cô kể.
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Preyanka Clark Prakash, cô gái người Mỹ lai Ấn Độ là một trong những lứa học sinh đầu tiên của trường Liên Hiệp Quốc, lúc đó còn nằm cạnh trường Amsterdam, Hà Nội. Tốt nghiệp phổ thông năm 2000, sau 11 năm gắn bó với Hà Nội, cô trở về Mỹ để theo học tại đại học Colorado.
 

Hiện Preyanka sống ở Mumbai, Ấn Độ và làm giáo viên dạy văn học tại một trường trung học phổ thông. Cô từng làm thơ, viết blog và đóng góp bài cho sách du lịch Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hiện Preyanka sống ở Mumbai, Ấn Độ và làm giáo viên dạy văn học tại một trường trung học phổ thông. Cô từng làm thơ, viết blog và đóng góp bài cho sách du lịch Việt Nam.

Trải qua hơn 8 mùa thu với Hà Nội, hương hoa sữa đã thấm dần vào tâm hồn của cô gái yêu văn chương này. Năm 2005, trở về sau một thời gian dài xa Hà Nội, trong cái lạnh của ngày cuối thu đầu đông, cô mải miết đi khắp các con phố, mong tìm lại mùi hương quen thuộc. "Gặp lại hương hoa sữa trên phố Nguyễn Du, tôi đã bật khóc", Preyanka kể.

"Sao cậu lại khóc? Sao cậu mít ướt thế, hâm thế?", bạn bè cô hỏi. "Vì tớ nhớ mùi hương này quá! Tớ nhớ Hà Nội của tớ quá!", Preyanka trả lời.

Ở Thái Lan nơi Preyanka từng giảng dạy cũng có cây hoa sữa, nhưng dù loài cây này có ở đâu, nó vẫn nhắc nhớ cho cô về Hà Nội. Preyanka biết mình không phải là người duy nhất nhớ về hương hoa khi nghĩ tới thu Hà Nội. Người chị dâu Việt Nam của cô hiện ở Mỹ, xa thành phố đã 6 năm, vẫn thường tâm sự với cô về nỗi nhớ nhà, nhớ hoa sữa.

Cách đây mới hai tuần, khi đi dạo cùng bạn trai bên một bể bơi trong khách sạn tại Goa, Ấn Độ, Preyanka bỗng đứng sững lại.

“Tôi cứ ngỡ mình đang tưởng tượng, nhưng tôi đã cố tìm loài cây ấy và chắc chắn, chắc chắn tôi đã tìm ra nó ở một góc, bên cạnh phòng thay đồ. Đây rồi!”, Preyanka reo lên khi tìm ra cây hoa sữa giữa lòng Ấn Độ. Rồi cô kể với Med, bạn trai cô về ý nghĩa của hương hoa sữa đối với mình, giải thích cho anh biết người Hà Nội cảm thấy nhớ nhà ra sao khi ngửi thấy mùi hương này.

“Có phải ai lớn lên ở Hà Nội cũng lãng mạn không em?” Anh hôn tôi và hỏi", Prey bật cười kể lại.

Hà Nội giản dị của đầu những năm 90

Qua nhiều lần chuyển nhà, Preyanka luôn mang theo bức tranh phố cổ Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Qua nhiều lần chuyển nhà, Preyanka luôn mang theo bức tranh phố cổ Hà Nội.

"Trước năm 1994, mọi thứ thật đơn giản", Preyanka hồi tưởng về khoảng thời gian trước khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam. Cô vẫn còn nhớ như in cái hồi mình thường ăn bánh mì, trứng luộc và pho mát Con bò Cười trong căn nhà nhỏ một phòng ngủ, ngày ngày nghe tiếng tàu hỏa chạy qua trên phố Lê Duẩn.

“Tôi nhớ hồi đó rất ít khi thấy người nước ngoài trên đường, nhưng cũng không có mấy người Việt Nam nhìn chằm chằm hay chỉ chỏ vào tôi. Tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà vậy”, Preyanka kể.

Bỗng một ngày đầu tháng 2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam. Bằng sự nhạy cảm của trẻ thơ, Preyanka nhận thấy rõ những đổi thay nhanh chóng của Hà Nội, đặc biệt vào những năm 96, 97. Cô thấy ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, cuộc sống của người Hà Nội bỗng bận rộn, hối hả hơn. Theo Preyanka, “văn hóa khách du lịch" cũng từ đó mà xuất hiện, khi người dân bắt đầu chèo kéo để bán đồ lưu niệm, đồ ăn cho khách Tây. Dù bản thân là nạn nhân của tệ nạn này mỗi lần lên khu phố cổ, Preyanka vẫn thấy vui vì nhiều khách du lịch đến Việt Nam.

“Tôi không nên chỉ khư khư giữ lấy một "Việt Nam đơn giản" theo ý muốn của mình. Dù bị ảnh hưởng tiêu cực, tôi vẫn mừng vì khách du lịch đến đây, bởi điều đó giúp Việt Nam phát triển. Nhiều người nước ngoài nói rằng Việt Nam không nên có Mc Donald, không nên có xe ôtô. Tại sao không chứ? Người Việt có quyền có bất cứ thứ gì họ muốn”, cô tâm sự.

Sau cấm vận, Preyanka chứng kiến bước chuyển biến quan trọng sang “thời hiện đại” của Hà Nội. "Nhắm mắt lại, bạn có thể hình dung một Hà Nội không điện thoại di động không? Tôi thì có! Trước đó, thứ hay ho nhất người ta có là một chiếc máy nhắn tin. Và khi Internet về làng, chúng tôi đã không có ngay web, mà chỉ có mạng Netnam, nơi tôi thường tán gẫu bằng SysOp", Preyanka hồi tưởng. Cô vẫn nhớ khi khách sạn Hà Nội được xây dựng, cô nghĩ đó là tòa nhà chọc trời đầu tiên của thủ đô.
Hà Nội và tình yêu tuổi ô mai

 Preyanka cùng mẹ và các anh trai tại Hà Nội, vào dịp Tết năm 2009. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Preyanka cùng mẹ và các anh trai tại Hà Nội, vào dịp Tết năm 2009. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở tuổi ô mai, Preyanka cũng từng phải lòng những chàng trai Hà Nội. "Thiên nhiên là một phần quan trọng trong những buổi hò hẹn ở Việt Nam. Họ thường dẫn tôi đi bộ trong công viên, quanh hồ, vừa trò chuyện tâm sự", cô ngượng ngùng kể. Preyanka cho rằng các chàng trai Hà Nội có thể là những người lãng mạn nhất hành tinh, bởi khi yêu khi họ thường làm thơ, tặng hoa, thậm chí hát cho cô nghe. "Ở Mỹ, điều này được cho là hơi sến", Preyanka cười lớn.

Vì Việt Nam, cha mẹ Preyanka chia tay. Mẹ cô muốn ở Việt Nam trong khi bố cô muốn sống và làm việc tại Ấn Độ, vì đối với cả hai, công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng dường như cô không buồn phiền nhiều, bởi bố mẹ cô vẫn là những người bạn tốt, luôn quan tâm đến nhau. Cô cũng không vì thế mà ghét đất nước này.

Những lần cô trải qua khủng hoảng vì nhớ Hà Nội, về rồi lại đi trong nỗi nhớ dày vò. Năm 2000 đánh dấu lần đầu xa "quê hương thứ nhất" của Preyanka, khi cô về Colorado học đại học.

"Tôi thấy Hà Nội ở khắp nơi. Tôi tưởng đã nhìn thấy một bó cúc vàng trong sảnh, nhưng hóa ra chỉ là một sinh viên ôm cuộn giấy màu tới lớp. Ký ức về những thứ tầm thường như gặm nhấm tôi: một bình hoa huệ trong tòa nhà Âu Lạc phố Trần Hưng Đạo; mùi hương, màu sơn vàng, màu gỗ tối, sức hấp dẫn của đêm Hà Nội không để tôi yên. Tôi bị cầm tù trong kỷ niệm, tay tôi bị còng trong những chiếc vòng bạc, món quà sinh nhật tôi không muốn tháo. Chính những con đường rợp bóng cây và tiếng Việt đã trở thành một phần máu thịt của tôi, lại giam cầm tôi, khiến tôi không thể bước tiếp, thậm chí không thể dỡ đồ khỏi vali", cô tâm sự.

Sau nhiều lần khủng hoảng, Preyanka giờ đã nguôi ngoai hơn, vì cô biết mình có thể quay lại Việt Nam bất cứ lúc nào, và cô luôn có những hộp ô mai trong nhà như một liều thuốc xoa dịu nỗi nhớ.

Trải qua cuộc tình không thành với hai chàng trai Hà Nội, Preyanka mới nhận ra mình còn có một người yêu nữa.

"...Liệu tôi có thể thoát được sức quyến rũ lấp lánh của Hà Nội - một người tình lý tưởng?. Anh là một người hơi mọt sách, ám ảnh với lịch sử, nghệ thuật, văn học và ẩm thực", cô viết trên blog.

"Anh tuy có tuổi, nhưng vẫn tràn đầy sức trẻ. Trên tất thảy, anh hiểu tôi hơn ai hết, và tôi cũng hiểu anh. Anh lộn xộn, khó đoán nhưng quá đỗi thân quen. Anh đã thay đổi, nhưng vẫn yêu tôi say đắm, vẫn đối xử như thể tôi là người duy nhất.

Và khi tiễn tôi đi, anh vẫn giữ một nụ cười thoáng buồn, như nói với tôi "Em sẽ quay trở lại'".

Tin cùng chuyên mục

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Cuốn hút những bộ phim thượng tôn pháp luật

“Độc đạo” với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận. (Ảnh: VFC)
(PLVN) - Các bộ phim chủ đề cảnh sát hình sự Việt Nam thường có tổng mức kinh phí đầu tư rất lớn, bởi nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên ê kíp làm phim đều hạ quyết tâm làm cho được các bộ phim xứng tầm về chủ đề an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật. Với sự quy tụ những gương mặt diễn viên đầy thực lực, những cuộc đấu mưu đầy cam go và những trận đánh khốc liệt vào hang ổ tội phạm, các phân cảnh hoành tráng… đã thu hút hàng triệu khán giả truyền hình.