Cô gái liệt tứ chi chinh phục giảng đường đại học

Cô gái đến từ Lào Cai đã dệt lên câu chuyện cổ tích đẹp giữa đời thường, khẳng định giá trị bằng nghị lực sống.

Cô gái đến từ Lào Cai đã dệt lên câu chuyện cổ tích đẹp giữa đời thường, khẳng định giá trị bằng nghị lực sống. Sinh ra không được may mắn như những bạn cùng trang lứa, bị khuyết tật vận động từ nhỏ, bằng niềm tin và nghị lực phi thường, Nguyễn Thuỳ Chi đã đường hoàng bước chân vào giảng đường đại học. Học sinh đặc biệt
Thuỳ Chi đang trò chuyện với PV về những tháng  ngày gian khó trên giảng đường đại học
Thuỳ Chi đang trò chuyện với PV về những tháng ngày gian khó trên giảng đường đại học
Hà Nội tiết chớm thu, chúng tôi gặp Nguyễn Thùy Chi bên ngoài hội trường 102B của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô bé khá nhỏ nhắn gần như lọt thỏm trên chiếc xe lăn, với nước da trắng, đôi mắt sáng long lanh, đặc biệt nụ cười luôn nở trên môi Qua lời kể đứt quãng, chúng tôi hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình em. Bố bị bệnh nặng, mẹ bỏ đi khi Chi vừa lọt lòng, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Cả nhà 4 nguời trong đó 2 người bệnh tật và 2 người già hơn 80 tuổi sống nhờ vào nguồn thu từ vài căn phòng nho nhỏ cho thuê trong con hẻm số 98B đường Cốc Lếu, thị xã Lào Cai. 12 năm đến trường là 12 năm đầy vất vả đối với Thuỳ Chi và gia đình em. "Cháu nó bị bệnh cứng cơ từ khi mới lọt lòng, mẹ cháu bỏ đi để lại cho chúng tôi nuôi. Chạy chữa hết Viện Nhi Thụy Điển rồi sang Trung Quốc, mất bao nhiêu tiền mà bệnh cháu không khỏi, đành phải sống như vậy. Thấy cháu thích học nên chúng tôi cho đến trường. Mà năm nào cũng được học sinh tiên tiến đấy!". Ông Nguyễn Xuân Hùng - ông nội của Thuỳ Chi - xúc động kể với chúng tôi. Chi cho biết, khi còn học lớp một, ngày hai buổi, ông bà vẫn thường cõng em đến trường. Được đến trường là niềm hạnh phúc vô bờ nhưng với em tất cả hết sức khó khăn. Em thương ông bà tuổi cao mà ngày ngày vẫn phải lặn lội đưa em đến lớp, bố em bệnh nặng, luôn phải chịu những cơn đau hành hạ mỗi khi trái gió trở trời. Những tháng ngày vật lộn với bệnh tật, Chi vẫn tự đi lên bằng học tập. Khoảng thời gian 12 năm trên ghế nhà trường, Chi phải mất rất nhiều công sức. Đặc biệt do ngón tay không cảm giác, em không thể viết chữ được như những bạn khác. Chi phải nhờ bạn chép bài hộ bằng cách: Để giấy than vào vở của bạn, bạn ghi bài xong thì Chi cũng có được bài giảng đó. Hầu như việc học hành của cô bé chỉ sử dụng bằng miệng. Nhiều lúc Chi tự nhủ: Em vẫn còn may mắn vì ông trời chỉ lấy đi của em đôi tay, đôi chân mà vẫn dành cho em giọng nói. Với ý chí quyết tâm, sự kiên trì và nghị lực phi thường, được sự động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô, Chi đã vượt lên tất cả, theo học hết 12 năm phổ thông. 12 năm em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Thùy Chi thực sự gây bất ngờ cho các thầy cô giáo và các bạn trong trường. Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, trường THPT Lào Cai 1 (nơi Chi theo học) đã đặc cách tốt nghiệp cho em. Thí sinh đặc biệt
Nguyễn Thuỳ Chi yêu thích môn văn và đăng ký dự thi tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường hợp của em khiến các cán bộ làm công tác tuyển sinh trong trường khá bất ngờ. Đây có lẽ cũng là trường hợp đặc biệt nhất của kỳ tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2010. Một cán bộ làm công tác tuyển sinh trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho chúng tôi biết: Chi dự thi vào khoa Văn học, khi tiếp nhận hồ sơ của Chi, nhà trường vẫn nghĩ em là thí sinh bình thường vì hồ sơ không yêu cầu giấy chứng nhận sức khoẻ. Nhưng khi nhận được công văn của Sở GD&ĐT Lào Cai và Bộ GD&ĐT thông báo về hoàn cảnh của Chi, lúc đó nhà trường mới biết. Ngay lập tức, nhà trường phải có phương án tổ chức phòng thi cho Thuỳ Chi, phương án này được trình để Bộ GD&ĐT thông qua. Phòng thi của Chi chỉ có một thí sinh nhưng vẫn phải có đủ 3 giám thị theo quy định. Chỉ có điều khác là một giám thị sẽ phải viết bài làm hộ cho thí sinh. Do vậy một giám thị khác phải giám sát giám thị kia chép và một giám thị quay camera và ghi âm quá trình làm bài của em. Sau khi làm bài xong, Thuỳ Chi được đọc lại bài làm của mình. Chi tâm sự: "Em yêu thích văn chương từ nhỏ và đặc biệt hâm mộ thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thầy là một tấm gương sáng cho những người khuyết tật như em noi theo. Cũng vì tình yêu văn chương nên em đã quyết tâm đăng ký dự thi vào khoa Văn của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Thiếu điểm, Chi không đỗ vào khoa Văn như mong ước, nhưng em đã đỗ nguyện vọng 2 vào khoa Quản lý Xã hội của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngày 19/9 cô bé miền sơn cước đã chính thức trở thành tân sinh viên. Nghị lực đặc biệt Chi xúc động nhớ lại: "Ngay ngày đầu nhập học, nhà truờng đã sắp xếp cho em riêng một phòng trong ký túc xá, căn phòng tuy nhỏ thôi nhưng đó đã là sự ưu ái lớn đối với em rồi". Thời gian đầu, do chưa tìm được người hỗ trợ nên bác của em sẽ ở lại để giúp em làm quen với cuộc sống mới. Chi cũng cho biết, chị Thuỷ - Giám đốc Trung tâm Sống độc lập sẽ giúp đỡ em tìm người hỗ trợ trong suốt những năm đại học. Nhưng em cũng sẽ cố gắng tự mình thích nghi và tự xoay sở hết khả năng để có thể sống độc lập hơn, để mọi người không phải lo cho em nhiều như vậy.
Ông Nguyễn Văn Luật - Trưởng phòng Công tác Chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho biết:
"Từ trước đến giờ, chúng tôi chưa tuyển những sinh viên khuyết tật nặng như vậy, điều này đã được ghi rõ trong quy chế tuyển sinh. Vài năm trở lại đây chúng tôi đã xóa bỏ tiền lệ đó và Thùy Chi là trường hợp đầu tiên có khuyết tật vận động nặng được nhận vào. Nhà truờng sẽ miễn hoàn toàn học phí, miễn chi phí ở trong ký túc xá và tạo điều kiện tốt nhất để Thuỳ Chi học tập tại trường”.
Phương pháp học tập ban đầu của cô bé là lên giảng đường nghe giảng chung với các bạn, không tự mình ghi bài được nên Chi phải mượn vở của các bạn rồi sau đó photo để về học. Một thời gian nữa khi có điều kiện, Chi muốn mua một chiếc máy ghi âm để việc học của em thuận lợi hơn. Có không ít khó khăn đối với những tân sinh viên tỉnh lẻ về thành phố học tập, khó khăn càng chồng chất hơn nữa đối với một sinh viên khuyết tật tứ chi như Nguyễn Thuỳ Chi. Tìm một phương pháp học hiệu quả, tìm người giúp đỡ trong suốt 4 năm học và trang trải những chi phí cho việc học tập là những khó khăn trước mắt mà Chi phải đối mặt. Chia tay Thùy Chi, hình ảnh cô bé ngồi xe lăn trên hành lang giảng đường đại học nở nụ cười rạng rỡ đầy niềm tin vào cuộc sống khắc sâu trong tâm trí chúng tôi. Chắc chắn những ngày khó khăn cả về vật chất và tinh thần của Thuỳ Chi vẫn ở phía trước, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của cô bé có thực hiện được hay không, bên cạnh những nỗ lực tự thân cũng cần đến sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường cũng như những hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân dành cho em.
Theo ĐS&PL

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.