Cô gái 9X và hành trình Xanh Việt Nam

Nguyễn Ngọc Ánh (giữa) và cộng đồng Xanh Việt Nam ra quân dọn rác. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nguyễn Ngọc Ánh (giữa) và cộng đồng Xanh Việt Nam ra quân dọn rác. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Từng có một công việc ổn định sau khi ra trường nhưng cô gái 9X Nguyễn Ngọc Ánh (Đắk Lắk) đã từ bỏ để đi khắp 63 tỉnh thành nhặt rác. Bỏ ngoài tai những lời cười, chê, Ngọc Ánh chỉ một mối quan tâm duy nhất là làm sao có thể làm sạch Việt Nam. 

Cô gái nhỏ dám “lo chuyện bao đồng”

Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1996, một người con của vùng đất Tây Nguyên – Đắk Lắk nắng gió. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan (giờ là Đại học Tài chính – Marketing), Ngọc Ánh có được một công việc văn phòng ổn định tại một công ty phần mềm có tiếng ở TP Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi khi cô biết đến chị Bình Yên (cô gái đã một mình đi du lịch 35 nước, quyết định trở về Việt Nam nhặt rác tình nguyện). Ngọc Ánh đã rất ngưỡng mộ và trân quý những hành động bảo vệ môi trường, đặc biệt là nhặt rác khắp các tỉnh thành của Bình Yên. Không ngại ngần, Ngọc Ánh quyết định đi Vũng Tàu một mình để nhặt rác. 

“Ngồi nhìn những bao rác đã nhặt được ở ngoài bãi biển, tôi cảm nhận có lẽ đây là sứ mệnh của mình rồi. Khi đó tôi đã quyết tâm sẽ theo đuổi ước mơ bảo vệ môi trường, bảo vệ mẹ thiên nhiên, muốn dành thật nhiều thời gian, công sức cho cộng đồng”, Ngọc Ánh chia sẻ. 

Sau chuyến đi đầu tiên đó, Ngọc Ánh dường như được tiếp thêm năng lượng, một tuần có khi cô đi tới 5 tỉnh. Thời gian đó, công việc của Ngọc Ánh phải làm theo giờ hành chính từ thứ hai đến thứ bảy. Thời gian của công việc và niềm đam mê của Ngọc Ánh không phù hợp với nhau. Điều này khiến cho Ngọc Ánh phải trăn trở: “Tôi bắt buộc phải chọn một là theo đuổi đam mê hay tiếp tục công việc văn phòng và từ bỏ sứ mệnh mà trái tim mách bảo”. Cuối cùng Ngọc Ánh quyết định nghỉ việc một thời gian để có thể đi nhặt rác và dự định sẽ tìm một việc làm khác linh hoạt về giờ giấc. 

Mức lương khi đó cũng khá ổn định, giúp Ngọc Ánh có một cuộc sống thoải mái, tuy nhiên cô “chưa bao giờ hối hận vì xin nghỉ việc”. Dù Ngọc Ánh khi đó bị nhiều người coi là “kẻ gàn dở”, “lo chuyện bao đồng”, cô đã bỏ ngoài tai tất cả những lời nói không hay để theo đuổi đam mê mà mình cho là đúng đắn. Sau khi nghỉ việc Ngọc Ánh có một chút hoang mang nhưng khao khát muốn đi, muốn được nhặt rác làm sạch Việt Nam, cống hiến cho việc bảo vệ môi trường giúp cho cô vượt qua tất cả sự lo lắng.

Ngọc Ánh may mắn khi gia đình cô đều ủng hộ và tôn trọng quyết định của cô. Thời gian đầu bố, mẹ Ngọc Ánh chỉ cảm thấy lo lắng khi thấy con gái một mình đi xa, thức đêm, da đen xạm và nhiều mụn vì nắng và tiếp xúc với nhiều môi trường ô nhiễm. Bố mẹ cũng tiếc nuối và lo lắng cho cô khi con gái học tập đàng hoàng nhưng giờ đây lại đi nhặt rác như vậy. Thời gian trôi qua, dần dần bố mẹ Ngọc Ánh càng hiểu được ý nghĩa của công việc mà con gái mình đang theo đuổi. Hiện tại, bố mẹ Ngọc Ánh cảm thấy rất vui và tự hào khi thấy công việc của con gái được cộng đồng ủng hộ và công nhận. 

Đồng thời, để bố mẹ yên tâm và có đủ sức theo đuổi đam mê, tới thời điểm hiện tại Ngọc Ánh đã chọn kinh doanh tự do ở mảng bất động sản để có thời gian linh hoạt tham gia các hoạt động vì cộng đồng. 

Chia sẻ về lý do lựa chọn công việc nhặt rác nặng nhọc và nhiều người ái ngại để bảo vệ môi trường, Ngọc Ánh nói rằng: “Nếu ai cũng ngại, cũng sợ, cũng né trách công việc nặng nhọc này thì đến cuối cùng ai làm? Dù vất vả nhưng đi nhặt rác thật sự mang lại nhiều cảm xúc và hiệu quả. Chúng tôi muốn chứng minh rằng những người đi nhặt rác không phải ai cũng vô công, rỗi nghề. Chúng tôi là những người có học thức và mang một trái tim vì cộng đồng và hành động vì môi trường”. 

Nhóm Xanh Việt Nam của Ngọc Ánh nhặt rác tại bãi biển Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 20/12/2020 trong chiến dịch “CleanUp VietNam” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nhóm Xanh Việt Nam của Ngọc Ánh nhặt rác tại bãi biển Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 20/12/2020 trong chiến dịch “CleanUp VietNam” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

“Vì một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp”

Đó chính là sứ mệnh mà Ngọc Ánh cùng cộng đồng “Xanh Việt Nam” của mình tin tưởng và xây dựng. Ngoài những chuyến đi nhặt rác một mình, Ngọc Ánh tham gia vào cộng đồng những người nhặt rác đa quốc gia Trashpackers và làm rất nhiều hoạt động trong khoảng 2 năm. Ngọc Ánh từ bỏ thói quen dùng đồ nhựa, đi đâu cũng mang theo bình đựng nước, hộp đựng, túi xách... Đến tháng 8/2019, Ngọc Ánh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận cho những người yêu môi trường ở Việt Nam để tất cả có thể cùng nhau thực hiện ước mơ một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. 

Khi mới thành lập, nhóm chỉ có 3 người là thành viên nòng cốt, dần rồi tăng lên 5 người. Hiện nay, nhóm đã có 15 người chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức, điều phối hoạt động của nhóm. Nhằm giúp phong trào được nhân rộng, nhóm tuyển thêm nhóm trưởng ở các tỉnh thành gọi là các đầu cầu. Đến hiện tại, nhóm Xanh Việt Nam của Ngọc Ánh đã có 63 trưởng nhóm ở 63 đầu cầu và huy động được gần 10.000 tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động. Từ lúc thành lập, nhóm đã tổ chức hàng trăm cuộc ra quân dọn rác, kết quả là hàng trăm bãi rác tự phát đã biến mất, gần 20.000 bao rác được thu gom trong năm 2020.

Trong năm 2020, hoạt động trọng điểm của nhóm là chiến dịch Nhặt rác toàn quốc lần - “CleanUp VietNam”. Giai đoạn một vào ngày 31/5/2020 nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới với hoạt động nhặt rác tại 40 đầu cầu, huy động 1.380 tình nguyện viên tham gia, thu gom tổng cộng 1.050 bao rác, trong đó có 102 bao rác tái chế. Giai đoạn hai vào ngày 20/12/2020, có 3.218 tình nguyện viên cùng nhặt rác tại 63 đầu cầu, thu gom được 3.088 bao rác, trong đó có 220 bao rác tái chế.

Ngoài ra, nhóm còn thực hiện các dự án trồng cây xanh, mô hình cá bống ăn rác thải nhựa đặt ở bãi biển và nơi công cộng để nâng cao ý thức phân loại rác thải, các sự kiện đổi rác lấy quà là những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường như ống hút tre, sách vở, sen đá… Cùng với đó, cô gái tràn đầy nhiệt huyết Nguyễn Ngọc Ánh đã cùng các đồng đội của mình đi tới gần 20 trường học với hơn 10.000 học sinh, đem tình yêu môi trường để truyền cảm hứng cho các em, từng bước thay đổi ý thức của thế hệ trẻ.

Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, sau khi chương trình “CleanUp VietNam” kết thúc, nhóm Xanh Việt Nam đang tập trung vào dự án xây trường học cho trẻ em nghèo bằng gạch sinh thái được làm từ rác thải. Chia sẻ về dự án độc đáo này, Ngọc Ánh cho hay, ngôi trường đầu tiên của dự án này nằm ở Trà Vinh. Gạch sinh thái được làm từ những chai nhựa và bao ni lông dùng một lần. Loại gạch sinh thái này sẽ được tạo ra bằng việc dùng đũa nhét bao ni lông vào trong chai, chèn thật chặt nên rất cứng cáp và chắc chắn. Những viên gạch này được xây cùng với xi măng, cốt thép. Gạch được làm từ khắp mọi nơi, sau đó được vận chuyển và tập kết lại nơi xây dựng.

Ngọc Ánh cho biết: “Đây là công việc rất vất vả, gian nan nhưng mọi người không thấy mệt mỏi mà ngược lại còn hăng say với công việc. Trong số những tình nguyện viên tham gia dự án này có cả các em học sinh”. Để xây trường cần 8.000 viên gạch sinh thái hiện nhóm đã làm được 5.000 viên. Công trình cũng đã được đưa vào khởi công và dự kiến đến tháng 3 năm 2021 sẽ hoàn thành.

Nếu theo dõi Ngọc Ánh thường xuyên và các hoạt động của “Xanh Việt Nam”, nhiều người sẽ nhận ra rằng nhóm luôn chọn đồng phục là mặc áo cờ đỏ sao vàng, quàng khăn rằn ri mỗi khi tham gia các hoạt động về môi trường. Giải thích cho sự khác biệt này, Ngọc Ánh nói rằng: “Đó là để thể hiện rằng chúng tôi không đại diện cho một tổ chức nào hết, chỉ đơn giản là người Việt Nam thôi. Và khi bạn bè quốc tế nhìn vào, họ cũng nhận diện được đất nước của chúng ta và hiểu rằng người Việt cũng hết lòng, hết sức vì môi trường”. 

Dù công việc nhặt rác qua nhiều tỉnh thành gặp không ít khó khăn nhưng Ngọc Ánh và các đồng đội chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ từ bỏ những điều tốt đẹp mà họ đang theo đuổi. Bởi, gạt đi những điều tiêu cực thì hiện tại Xanh Việt Nam đã giúp cho môi trường ngày càng tốt hơn, giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải. 

Hơn nữa, Ngọc Ánh và các thành viên của nhóm cũng nhận được nhiều sự yêu quý của người dân xung quanh và những người yêu môi trường trên khắp đất nước. “Cứ đi đến đâu, dân địa phương lại mang đồ ăn, nước uống và hỗ trợ chúng tôi hết lòng đến đấy. Thật sự những tình cảm ấy không có gì quý bằng. Và biết đâu rằng, nhờ hành động của chúng tôi, tự họ lại tổ chức những cuộc dọn rác khác để duy trì và lan tỏa thành quả ngày hôm nay”, Ngọc Ánh xúc động cho hay. 

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.