Để nối quan hệ cung- cầu trên thị trường hiển nhiên rất cần đến những hình thức tiếp thị, giới thiệu, thông qua những đầu mối trung gian. Đề cập đến vấn đề cung- cầu trong hoạt động du lịch, từ lâu, bên cạnh những cách thức giới thiệu các dịch vụ du lịch công khai và uy tín, tại nhiều địa phương du lịch nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng vẫn âm ỉ hiện tượng “ cò” du lịch. Theo thời gian, hoạt động này trở nên chuyên nghiệp và đã là nỗi phiền cho không chỉ du khách mà cả đối với những đơn vị trực tiếp hoạt động du lịch.
Nếu những năm trước đây, có nhiều dạng “ cò”, từ “cò” khách sạn, “cò” ăn uống thì hiện nay, nạn “ cò” đang tập trung ở mảng “cò” mứt. Theo cách đánh giá của giới hoạt động du lịch, “cò” khách sạn và “cò” ăn uống đã giảm nhiệt hẳn bởi nhịp điệu hoạt động của các khách sạn tại Đà Lạt tương đối ổn định, tùy dạng lưu trú mà tất yếu có mức giá trung bình và được niêm yết giá công khai, đồng thời, các công ty lữ hành trực tiếp đặt phòng, nơi ăn uống cho du khách. Vì thế, nếu có những mối trung gian giới thiệu thì chủ cơ sở lưu trú du lịch tự trích lợi nhuận giành cho phần hoa hồng chứ không nâng giá dịch vụ đối với du khách. Với riêng đối mảng mứt, đây là hoạt động rất hấp dẫn du khách, là một trong những loại dịch vụ mua bán sôi động nhất bởi mứt không chỉ là quà tặng đặc trưng, dễ vận chuyển, hơn nữa, với hình thức quảng cáo được tham quan miễn phí và hái dâu ngay tại vườn trên phố lò mứt ở đường Mai Anh Đào và Nguyên Tử Lực khiến khách háo hức được đến tận các lò mứt để thưởng thức. Theo thời gian, có nhiều hình thức để các cửa hàng trên hai con đường này vào cuộc cạnh tranh thu hút khách. Càng sử dụng nhiều hình thức “cò”, giá thành các loạt mứt càng được đẩy lên cao.
Nếu những năm trước đây, có nhiều dạng “ cò”, từ “cò” khách sạn, “cò” ăn uống thì hiện nay, nạn “ cò” đang tập trung ở mảng “cò” mứt. Theo cách đánh giá của giới hoạt động du lịch, “cò” khách sạn và “cò” ăn uống đã giảm nhiệt hẳn bởi nhịp điệu hoạt động của các khách sạn tại Đà Lạt tương đối ổn định, tùy dạng lưu trú mà tất yếu có mức giá trung bình và được niêm yết giá công khai, đồng thời, các công ty lữ hành trực tiếp đặt phòng, nơi ăn uống cho du khách. Vì thế, nếu có những mối trung gian giới thiệu thì chủ cơ sở lưu trú du lịch tự trích lợi nhuận giành cho phần hoa hồng chứ không nâng giá dịch vụ đối với du khách. Với riêng đối mảng mứt, đây là hoạt động rất hấp dẫn du khách, là một trong những loại dịch vụ mua bán sôi động nhất bởi mứt không chỉ là quà tặng đặc trưng, dễ vận chuyển, hơn nữa, với hình thức quảng cáo được tham quan miễn phí và hái dâu ngay tại vườn trên phố lò mứt ở đường Mai Anh Đào và Nguyên Tử Lực khiến khách háo hức được đến tận các lò mứt để thưởng thức. Theo thời gian, có nhiều hình thức để các cửa hàng trên hai con đường này vào cuộc cạnh tranh thu hút khách. Càng sử dụng nhiều hình thức “cò”, giá thành các loạt mứt càng được đẩy lên cao.
Để đón khách đã có mặt tại Đà Lạt, lực lượng cò mứt thường tập trung tại các điểm du lịch và giới thiệu card với khách. “ Cò” kiên trì đeo bám du khách để làm quen và mời chào giới thiệu. Cò có thể rong ruổi đi cùng khách qua các điểm du lịch để cuối cùng thuyết phục khách đến với lò mứt của mình. Chị Minh Hương- anh Khang Thành- một cặp du khách đến từ Sài Gòn cho biết khi đến Đà Lạt, anh chị thuê xe máy rồi đến những khu du lịch như Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu. Trên đường đi vào các khu du lịch này, hai anh chị không ngớt được mời chào từ “ cò”, họ theo sát khách từ khi khách mới bước vào khu du lịch đến khi anh chị hoàn thành tour để mời đến lựa mứt tại lò. Kiểu mời chào này khiến không ít khách có tâm lý khó chịu, mất cảm tỉnh với hình thức giới thiệu quá trì nài, dai dẳng. Đánh vào tâm lý khách du lịch, tại các lò mứt thường bán dâu tây tươi, giá dâu vẫn ngang bằng với giá bán tại chợ nhưng giá các loại mứt thường gấp đôi với lời giải thích “ đây là hàng loại một”. Dĩ nhiên, không cửa hàng nào để khách chỉ mua dâu tây mà phải kèm theo các dạng đặc sản là mứt.
Hiện nay, nhiều cửa hàng “ nuôi cò” từ cửa ngõ thành phố, từ Nha Trang để đón khách. Một hướng dẫn viên du lịch cho biết, anh đã nhận được nhiều lời thuyết phục lẫn dọa dẫm khi hướng dẫn một xe chở khách từ Hà Nội vào tham quan Đà Lạt. Nếu hướng dẫn viên đồng ý, thông thường, phần trăm mà hướng dẫn viên nhận được là khoảng 30% đến 35% trên tổng số chi phí khách mua hàng, hướng dẫn viên cũng có thể lựa chọn cách ấn định khoản tiền cố định chứ không dựa vào tiền hàng mà khách mua. Lực lượng “ cò” nắm rõ biển số xe, tên hướng dẫn viên, tên tài xế và số điện thoại để nắm chắc thị phần, lượng khách dẫn vào lò. Chị K.A- đại diện một công ty lữ hành cho biết việc nhận các cú điện thoại dọa dẫm của các “cò” là khá thường xuyên trên lộ trình hướng dẫn khách, song với cách làm du lịch khẳng khái của mình, chị và hướng dẫn viên thường tìm nhiều cách từ chối để thương hiệu của công ty vẫn được giữ vững trong lòng du khách. “ Cò” hoạt động theo cách thức “ đón lỏng” khách như vậy thường nhận lương tháng của cửa hàng và cả phần trăm trên tiền khách mua hàng. Chi phí chồng lên chi phí, giá thành các sản phẩm tại các lò mứt tăng cao đồng loạt trên khu phố lò mứt là hiển nhiên để bù đắp lại, thiệt hại thuộc về du khách và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Đà Lạt.
Vấn nạn “ cò” vẫn cần chờ đợi những cách phối hợp giải quyết triệt để hơn. Trước đây, hiện tượng những người chạy xe thồ phát card khách sạn đã được dẹp bỏ bởi sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng dẫn đến hiện tượng “ cò” khách sạn thuyên giảm. Đối với cách hoạt động tinh vi như “ cò” lò mứt, có nhiều ý kiến từ các công ty du lịch cho rằng cần có những cách nhận thông tin phản ánh và có biện pháp xử phạt thích đáng, đó sẽ là bài học và là tiền đề để hạn chế dần vấn nạn này.
Yên Nguyên