Cô đơn trên mạng

Vì sao Facebook càng ngày càng khiến nhiều người trở nên tiêu cực, trầm cảm.
Vì sao Facebook càng ngày càng khiến nhiều người trở nên tiêu cực, trầm cảm.
(PLVN) - Kể từ khi Internet bùng nổ trong hai thập kỷ gần đây, nghiên cứu của các học giả trên toàn thế giới đã chỉ ra Internet là một yếu tố khiến cho con người ngày càng trở nên cô đơn. Người lạm dụng Internet ở mức độ cao càng dễ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là trầm cảm – căn bệnh nan y của thời hiện đại.

Gia tăng người nghiện Internet

Theo số liệu thống kê từ nhiều cuộc điều tra về hành vi sử dụng Internet của thanh thiếu niên ở nhiều nước khu vực châu Á năm 2017 cho thấy: tại Trung Quốc, có khoảng 8,4% người sử dụng Internet ở mức độ nghiện, ở Đài Loan là 17,5%, Hàn Quốc là 11,5%.

Còn tại Việt Nam, 50% thanh niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet và có dấu hiệu nghiện Internet. Người nghiện sử dụng mạng Internet nhằm hai mục đích chính: trò chuyện hoặc chơi game trực tuyến. Đến nay, tỉ lệ này ngày càng tăng, Internet đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. 

Nghiện Internet có biểu hiện như hay cáu giận vô cớ, suốt ngày chỉ “ôm” laptop, điện thoại smartphone hoặc thiết bị công nghệ, thấy bứt rứt khó chịu khi không được sử dụng mạng, không được chát chít, chơi game trực tuyến…

Những đối tượng này hoàn toàn không hứng thú với các hoạt động thực tế, dã ngoại, thậm chí là mất dần các sở thích và thói quen vốn có của những người bình thường như âm nhạc, thể thao, mua sắm… 

Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Quang - Giám đốc trung tâm Pháp y tâm thần TPHCM, tình trạng nghiện Internet dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, người nghiện có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe như suy kiệt, mắt mờ, đờ đẫn, kém năng động.

Nếu tình trạng nghiện càng nặng, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn nhân cách khép kín, họ chỉ biết thu mình lại, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. “Nếu không phát hiện, điều trị sớm, người bệnh dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí người bệnh có thể tự tử vì trầm cảm gây ra”, BS Quang cảnh báo.

Internet làm chúng ta trở nên cô đơn?

Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra việc sử dụng nhiều Internet và mạng xã hội làm cho mọi người cảm thấy cô đơn hơn, giảm sút lòng tự trọng cũng như sự hài lòng đối với cuộc sống của họ. Dù đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ từ sự phụ thuộc và lạm dụng mạng xã hội ví như Facebook để thay thế các tương tác thực tế, trên thực tế, bức tranh này phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Không chỉ người dùng, chính những nhà khoa học cũng có những tranh cãi gay gắt về mối liên hệ trực tiếp giữa việc sử dụng Internet, sử dụng mạng xã hội và sự suy giảm hạnh phúc và căn bệnh trầm cảm.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và sự suy giảm hạnh phúc. Nhưng các nghiên cứu khác cũng tìm thấy kết quả ngược lại, nhiều người cảm thấy họ kết nối với xã hội nhiều hơn khi dành nhiều thời gian trên Internet và mạng xã hội.

Theo chuyên trang Psychology Today về tâm lý học, một nhóm nhà nghiên cứu đã tìm thấy kết quả mâu thuẫn khi  xem xét mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên Facebook và khả năng điều chỉnh của người dùng để thích nghi với môi trường xung quanh ở hai đối tượng: sinh viên năm nhất đại học và người cao niên.

Đáng nói, sinh viên năm nhất càng có nhiều bạn bè trên Facebook có xu hướng ít điều chỉnh bản thân để thích nghi với môi trường đại học; nhưng ngược lại, người cao niên càng có nhiều bạn bè trên Facebook càng trở nên hoà đồng với môi trường xã hội xung quanh.

Mâu thuẫn này khiến chúng ta phải lùi lại và nhìn vào một bối cảnh lớn hơn. Câu hỏi ban đầu được đặt ra là “việc sử dụng Internet và mạng xã hội có khiến con người trở nên cô đơn hơn hay không?” dường như chưa phải là câu hỏi đúng bản chất.

Đó là nội dung tranh luận của nhà tâm lý học Jenna Clark – Đại học Duke (Mỹ) và nhóm nghiên cứu của cô, đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học tâm lý. Theo đó, việc sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội có khiến người dùng trở nên cô đơn hơn hay không phụ thuộc vào việc người dùng sử dụng phương tiện này làm gì và như thế nào.

“Báo động số lượng giới trẻ ngày nay nghiện mạng xã hội.
“Báo động số lượng giới trẻ ngày nay nghiện mạng xã hội.

Cụ thể, trong nghiên cứu trên, hoá ra phần lớn các sinh viên năm nhất đại học sử dụng Facebook để giữ liên lạc với bạn bè từ thời trung học. Vì vậy, họ càng dành nhiều thời gian trên mạng, thì càng ít có cơ hội xây dựng tình bạn mới trong môi trường mới, điều này dẫn đến tâm lý lạc lõng và cảm giác cô đơn gia tăng ở những sinh viên này.

Song, ngược lại, các sinh viên đại học sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè trong trường đại học khiến họ thích nghi tốt hơn. Họ càng dành nhiều thời gian trực tuyến, họ càng cảm thấy hoà nhập tốt hơn.

Cạm bẫy trên mạng 

Nhiều người sử dụng Internet để thay thế hoàn toàn các tương tác thực tế ngoài đời thực. Từ đó xuất hiện một căn bệnh tâm thần mà nhiều người hiện đại ngày nay mắc phải: chứng lo âu xã hội hay còn là nỗi sợ tương tác với người khác. Việc nhắn tin với người xa lạ, không phải đối mặt trực tiếp với họ có vẻ là một sự thay thế an toàn.

Hệ quả là, trên đời thực, những người này thiếu hụt các kỹ năng ứng xử cần thiết để điều phối, hoà hợp các mối quan hệ trong cuộc sống của họ. Nhưng ngay cả việc hoạt động nhiều hơn trên các mạng xã hội cũng không giải quyết được tâm lý lo âu, không hỗ trợ được nhu cầu kết nối của họ, khiến những người này càng trở nên sợ hãi và cô đơn trên mạng xã hội. Dù đơn giản chỉ là những bình luận tiêu cực, phản ứng giận dữ hay việc không trả lời tin nhắn inbox cũng khiến họ lo lắng.

Nhà tâm lý học Jenna Clark chỉ ra hai cạm bẫy thường gặp phải trên Internet và mạng xã hội. Cạm bẫy đầu tiên là niềm thôi thúc phải theo dõi tài khoản của người khác từ hồ sơ cá nhân đến tất cả các hoạt động, bình luận, tương tác của người bị theo dõi trên dòng thời gian của họ. Những người theo dõi có thể cảm thấy như mình đang tham gia vào tương tác xã hội, khiến họ tạm thời quên đi cảm giác cô đơn của chính mình.

Nhưng đồng thời, đó là cảm giác “vừa no vừa trống rỗng”, kết thúc việc này họ thường cảm thấy lãng phí thời gian và cô đơn hơn trước. Cạm bẫy thứ hai là sự thôi thúc phải so sánh bản thân mình với người khác. Trên Facebook, phần lớn mọi người thường cảm thấy người khác có cuộc sống thú vị và quyến rũ hơn nhiều so với cuộc sống của chính bản thân họ: những chuyến đi du lịch, những bữa ăn sang trọng, những cuộc vui chơi không hồi kết, thành tích học tập đỉnh cao…

Tất nhiên, có nhiều người trong số đó chỉ đang khoe khoang, tự nâng giá trị ảo của bản thân trên mạng xã hội. Trên mạng ảo, người ta có thể “vui”, “yêu”, “ghét”, “giận dữ”,  “thích”, “bình luận”, “quan tâm”… nhưng trên thực tế, họ không hề có bất cứ hành động nào, thậm chí họ chưa chắc có những cảm xúc như vậy.  

Không chỉ dừng ở cảm giác cô đơn trên mạng, người lạm dụng mạng xã hội có xu hướng xa lánh những tương tác thực tế. Tham gia vào một buổi gặp mặt, thay vì trực tiếp tương tác với những người tham dự, họ có xu hướng đứng một bên, ngắm nhìn mọi người tán gẫu, vui cười, và cố gắng tỏ ra thoải mái như mình đang hưởng thụ một khoảng thời gian tuyệt vời.

Họ cảm thấy lúng túng và bất lực khi mình không thể xử sự “hoàn hảo” như trên mạng xã hội. Trong đời thực, họ cảm thấy ức chế khi phải bắt đầu một cuộc trao đổi với bất cứ ai mà họ không biết, và khi những người khác tiếp cận họ. Sự lúng túng của họ sớm khiến họ muốn tránh mặt hoặc bỏ đi.

Tựu chung lại, việc sử dụng Internet có khiến người dùng cảm thấy cô đơn hay không phụ thuộc vào chính bản thân người dùng đã làm gì trên mạng. Nếu người dùng có hiểu biết và kỹ năng xã hội tốt, họ cảm thấy Internet là một công cụ hữu ích để giữ liên lạc với bạn bè, gia đình và kết nối với thế giới. Nói cách khác, Internet và mạng xã hội làm phong phú cuộc sống của họ hơn.

Nhưng nếu người dùng thụ động và phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội và không có những kỹ năng xã hội cần thiết, cảm giác cô đơn sẽ càng tăng lên theo mức độ sử dụng mạng. Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện nghiên cứu Sức khoẻ tâm thần Mỹ, không chỉ Internet mà chính guồng quay của nhịp sống hiện đại càng khiến con người tự cô lập bản thân và trở nên cô đơn hơn trước đây.

Tuy nhiên, chỉ riêng cảm giác cô đơn không dẫn đến bệnh trầm cảm ở những người nghiện Internet; đó đồng thời cũng là do sự thờ ơ của xã hội, sự thiếu hụt những hỗ trợ tinh thần khi con người cảm thấy lạc lõng trong cuộc sống thực hoặc cuộc sống ảo.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.