Cố đô Huế rực rỡ cờ hoa đón mừng lễ Phật đản

Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, TP Huế trong Tuần lễ Phật đản.
Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, TP Huế trong Tuần lễ Phật đản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một mùa Phật đản nữa lại về. Đối với mảnh đất Cố đô, Phật đản không đơn thuần là lễ hội mang màu sắc của văn hóa, tâm linh mà còn là ngày đặc biệt đối với mỗi người dân xứ Huế.

Những ngày này, đông đảo người dân và tăng ni phật tử tại Cố đô Huế đang rộn ràng với các hoạt động chào đón Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.

Màu sắc Phật giáo tràn ngập trên nhiều tuyến đường đã tạo nên một nét đẹp rất riêng cho Huế.

Màu sắc Phật giáo tràn ngập trên nhiều tuyến đường đã tạo nên một nét đẹp rất riêng cho Huế.

Năm nay, Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 năm 2024 được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức từ ngày 8 – 15/4 Âm lịch (15-22/5) với nhiều sự kiện như: hạ thủy và thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương; thực hiện nghi thức tắm Phật và lễ rước Phật truyền thống cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình; Diễu hành thuyền hoa, phóng sanh đăng...

Trên một số tuyến đường chính, cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo tung bay rực rỡ.

Trên một số tuyến đường chính, cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo tung bay rực rỡ.

Điểm nhấn của đại lễ Phật đản năm nay là sẽ không tổ chức diễu hành xe hoa như mọi năm, thay vào đó sẽ tổ chức diễu hành thuyền hoa trên sông Hương.

Cờ Tổ quốc phất phới tung bay cùng lá cờ nhà Phật trên cầu Phú Xuân, TP Huế.

Cờ Tổ quốc phất phới tung bay cùng lá cờ nhà Phật trên cầu Phú Xuân, TP Huế.

Với ý nghĩa cầu nguyện "Quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đạo pháp trường tồn và chúng sinh an lạc", lễ hội Phật đản là lễ hội truyền thống lớn, theo thời gian nay đi sâu vào tâm thức và đời sống của người dân xứ Huế.

Cầu Trường Tiền cũng khoác lên mình tấm áo mới với hàng trăm lồng đèn.

Cầu Trường Tiền cũng khoác lên mình tấm áo mới với hàng trăm lồng đèn.

Cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, banner rực rỡ trên các trục đường chính tại thành phố Huế, báo hiệu một mùa Phật đản lại về trên vùng đất Cố đô.

Đường Lê Lợi, TP Huế tràn ngập sắc màu Phật giáo.
Đường Lê Lợi, TP Huế tràn ngập sắc màu Phật giáo.

Trên sông Hương, đoạn trước bến Nghinh Lương Đình, nhiều du khách thích thú khi thấy 7 đóa hoa sen khổng lổ lững lờ trôi trên sông Hương thơ mộng.

Bảy đóa hoa sen hồng tượng trưng cho 7 bước chân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thả trôi giữa sông Hương, tạo thành một điểm nhấn thú vị trong mùa Phật đản năm nay.

Bảy đóa hoa sen hồng tượng trưng cho 7 bước chân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thả trôi giữa sông Hương, tạo thành một điểm nhấn thú vị.

Bảy đóa hoa sen hồng tượng trưng cho 7 bước chân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thả trôi giữa sông Hương, tạo thành một điểm nhấn thú vị.

Mỗi đóa sen cao hơn 4m, rộng chừng 7,5m, cánh sen rộng tầm 2m làm bằng vải lụa hồng.

Mỗi đóa sen cao hơn 4m, rộng chừng 7,5m, cánh sen rộng tầm 2m làm bằng vải lụa hồng.

Hưởng ứng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (Dương lịch năm 2024), nhiều tuyến đường tại TP Huế được phật tử trang hoàng phướn, cờ hoa rực rỡ sắc màu.

Đặc biệt, đoạn đường ngang qua các ngôi chùa được trang hoàng rợp bóng cờ hoa để mừng Đại lễ Phật đản. Hàng hoa sen được treo dọc lan can bờ kênh, tô điểm thêm sắc màu cho không gian Phật giáo.

Hoe sen, lồng đèn tô điểm thêm sắc màu cho không gian Phật giáo.

Hoe sen, lồng đèn tô điểm thêm sắc màu cho không gian Phật giáo.

Tại nhiều ngôi chùa ở Huế như Quốc tự Diệu Đế, Tổ đình Từ Đàm, chùa Thiên Minh… đều đang tiến hành trang trí chào đón Đại lễ Phật đản.

Lễ đài tại Tổ đình Từ Đàm, TP Huế.

Lễ đài tại Tổ đình Từ Đàm, TP Huế.

Tổ đình Từ Đàm được trang trí đèn hoa rực rỡ.

Tổ đình Từ Đàm được trang trí đèn hoa rực rỡ.

Lồng đèn đón lễ Phật đản được bày bán trên đường phố Huế.

Lồng đèn đón lễ Phật đản được bày bán trên đường phố Huế.

Phật tử chọn mua cờ, đèn để mua trang trí tại tư gia đón mừng Phật đản.

Phật tử chọn mua cờ, đèn để mua trang trí tại tư gia đón mừng Phật đản.

Người dân Cố đô hân hoan chào đón chuỗi hoạt động Phật giáo đặc sắc nhằm nhắc nhớ về truyền thống, nguồn cội; hướng con người đến việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lối sống chân - thiện - mỹ, hun đúc tình yêu thương gia đình, cộng đồng, quê hương, đất nước.

Cờ Phật giáo được trang hoàng rực rỡ tại Chùa Thiên Minh.

Cờ Phật giáo được trang hoàng rực rỡ tại Chùa Thiên Minh.

Tiểu cảnh tái hiện sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, bước đi 7 bước trên 7 đoá hoa sen.
Tiểu cảnh tái hiện sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, bước đi 7 bước trên 7 đoá hoa sen.
Các lễ đài mừng Phật đản đã được thiết trí bên trong nhiều ngôi chùa ở Huế.

Các lễ đài mừng Phật đản đã được thiết trí bên trong nhiều ngôi chùa ở Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Đọc thêm

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.

Cúng Rằm tháng 7 năm nay tốt nhất ngày nào?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Theo quan niệm dân gian, thông thường, lễ cũng Rằm tháng 7 từ ngày 10 đến 15 tháng 7 Âm lịch và tùy từng năm, có thể lựa chọn ngày được cho là tốt nhất. Năm nay, ngày tốt nhất được cho là chính Rằm...

Thư giãn tinh thần nhờ bơi lội

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
(PLVN) - Với khí hậu ấm áp, nhiều sông suối, bãi biển đẹp, mùa hè ở Việt Nam rất phù hợp để bơi lội. Hiện nay, không ít người dân lựa chọn bộ môn bơi để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.