Có đến 90% ngân hàng áp dụng ESG dù chưa có hướng dẫn

Quang cảnh Tọa đàm
Quang cảnh Tọa đàm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù đã có 80%-90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ bộ 3 tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị (ESG) trong hoạt động. Thế nhưng hiện vẫn chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý chuyên ngành về ESG.

Lợi ích thiết thực...

Chiều 25/07/2024, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Tọa đàm "Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng"

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đến năm 2050 sẽ đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thực hành ESG là một yêu cầu bắt buộc. Với vai trò trung gian tài chính, cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam áp dụng ESG vào hoạt động thực tiễn để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững.

Nhận thức tầm quan trọng của việc triển khai ESG trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh, hoạt động tín dụng xanh và phát triển bền vững. NHNN cũng đã phối hợp với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế có rủi ro môi trường và xã hội cao nhất...

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, nỗ lực đầu tư cho vay tín dụng xanh…

Theo thống kê của NHNN, có 80%-90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động. Có tới gần 50% các ngân hàng khác thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho vay vốn tín dụng bảo vệ môi trường.

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Một số ngân hàng cũng đã ban hành “Khung tín dụng xanh”, “Khung khoản vay bền vững” nhằm đưa ra quy trình sử dụng và quản lý nguồn vốn vay dành cho dự án thuộc các lĩnh vực xanh, giảm phát thải. Không ít TCTD đã công bố báo cáo riêng về Phát triển bền vững.

Theo chia sẻ của các đại biểu tại Tọa đàm, việc ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế và chính bản thân ngân hàng. Đối với nền kinh tế, ngân hàng có thể mang lại những tác động tích cực cho môi trường và xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế hướng tới phát triển bền vững thông qua việc ưu tiên dành các chính sách tài trợ ưu đãi cho doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề ESG, hạn chế tài trợ cho các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển của các cơ chế quản trị ESG trong hoạt động tín dụng cũng được xem là có khả năng định hướng cho các nhà sản xuất, các nhà đầu tư đến phát triển bền vững…

Đối với ngân hàng, việc thực hành các tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích nâng cao uy tín, mở rộng thị phần; tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, giảm chi phí vận hành do tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu; giảm áp lực pháp lý, thu hút được nguồn vốn ưu đãi từ tổ chức quốc tế, nâng cao hiệu quả đầu tư…

Còn nhiều thách thức…

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), việc triển khai ESG còn nhiều thách thức. Đó là, chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm cơ sở TCTD xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh; thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý chuyên ngành về ESG.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN),

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN),

Việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu, khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, khó khăn trong việc giám sát và quản lý rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng; đồng thời phát sinh thêm chi phí cho các TCTD phải đầu tư xây dựng hệ thống quản trị phù hợp mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng cường năng lực chuyên môn cán bộ ngân hàng về tài trợ dự án xanh, tuần hoàn, phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các TCTD thường là vốn huy động ngắn hạn, khó khăn cho các TCTD trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

Nhu cầu vốn thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia rất lớn, trong khi các nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư từ thị trường tài chính, thị trường tín chỉ carbon còn chưa phát triển hoặc chưa triển khai gây áp lực vốn dài hạn cho hệ thống ngân hàng.

Năng lực quản trị và tầm nhìn chiến lược về ESG của các doanh nghiệp (đặc biệt là DN nhỏ và vừa) là rào cản lớn, khiến cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh bền vững và thực hành ESG tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tác động đến hiệu quả hoạt động cấp tín dụng, quản lý rủi ro của TCTD...

Chia sẻ định hướng thời gian tới, Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, NHNN sẽ tiếp tục hướng dẫn các TCTD cấp tín dụng xanh, báo cáo thống kê hoạt động tín dụng đối với Danh mục phân loại xanh quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Hướng dẫn các TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường theo Thông tư 17/2022/TT-NHNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình TCTD triển khai, thực hiện.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực quốc tế để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và thúc đẩy thực hành ESG tại Việt Nam. Tích cực triển khai công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các TCTD trong triển khai công cụ tài chính xanh hiệu quả.

Tại Tọa đàm, các ý kiến cùng cho rằng, bên cạnh nỗ lực của các TCTD, để thúc đẩy thực hành ESG trong ngành ngân hàng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành liên quan nhất là trong hoàn thiện khung pháp lý về ESG;

Sớm ban hành danh mục dự án xanh quốc gia để các TCTD có cơ sở pháp lý xác định các dự án, hạng mục dự án đáp ứng điều kiện tín dụng xanh; có các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường carbon như: xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon… nhằm đẩy nhanh vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Đặc biệt, trong quá trình này cũng cần sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách cũng như sự cần thiết phải triển khai ESG nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vấn đề này.

Đọc thêm

MSB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu gần 14.000 VNĐ/cổ phiếu

MSB được khuyến nghị mua với giá mục tiêu gần 14.000 VNĐ/cổ phiếu
(PLVN) -  Theo Báo cáo ngành ngân hàng Quý 2/2024 của một số công ty chứng khoán, thị trường ngân hàng nửa cuối năm 2024 cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Điều này mở ra cơ hội mới cho sự trở lại của nhóm “cổ phiếu vua” với tiềm năng tăng trưởng lên tới hàng chục phần trăm.

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, giai đoạn 2024 - 2028.
(PLVN) - Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng tới khách hàng là công đoàn viên ngành y tế, góp phần chăm lo lợi ích cho công đoàn viên, người lao động ngành y tế trong phạm vi cả nước.

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ
(PLVN) -  Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng xu hướng thanh toán không tiền mặt, ngân hàng đã tận dụng tối đa lợi thế về mặt công nghệ nhằm đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp thanh toán hiện đại. Mặt khác, ngân hàng còn đồng bộ hệ thống để hoạt động xuyên lễ thông qua các điểm giao dịch số tự động 365+.

Cảnh báo mạo danh NHNN gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh NHNN gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học
(PLVN) -Thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho các giao dịch ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước yêu cầu rà soát, kiểm tra các tài khoản thanh toán của tổ chức

ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, qua theo dõi, nắm bắt thông tin cho thấy, hiện đang có tình trạng lợi dụng mở, sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo. Do đó, NHNN đang yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm tra, rà soát các tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức.  

MB dẫn dắt chuyển đổi số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt chuyển đổi số với mô hình BAAS
(PLVN) - Ngày 05/8, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức Hội nghị Nhà đầu tư (Investors Conference) nhằm cập nhật kết quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng năm 2024 của MB.

Cán bộ ngân hàng kịp thời chặn kẻ gian lừa tiền khách hàng

Cán bộ ngân hàng kịp thời chặn kẻ gian lừa tiền khách hàng
(PLVN) -  Nhận thấy khách hàng đến làm thủ tục chuyển tiền vào một tài khoản khác có nhiều điểm bất thường, chuyên viên Vũ Thị Lương - cán bộ Ngân hàng Tiên Phong đã tìm cách trì hoãn, đồng thời phối hợp cùng cơ quan công an kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, bảo vệ tài sản cho khách hàng.

MSB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm

MSB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) mới công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 với mức tăng trưởng ổn định về lợi nhuận cũng như tổng thu nhập hoạt động. MSB giữ vững định hướng đa dạng hóa nguồn thu song song kiểm soát rủi ro, củng cố các nền tảng hỗ trợ, tạo cơ sở cho tăng trưởng trong các quý tiếp theo.

Chi phí vốn hạ giúp VPBank củng cố lợi nhuận trong quý II/2024

Chi phí vốn hạ giúp VPBank củng cố lợi nhuận trong quý II/2024
(PLVN) - Nhờ kiểm soát chi phí vốn hiệu quả, VPBank ghi nhận tăng trưởng ổn định trong các phân khúc chiến lược trong quý 2. Ngân hàng tập trung khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh nhờ diễn biến tích cực của thị trường, đồng thời kỳ vọng triển vọng kinh tế phục hồi mạnh hơn trong những tháng tới sẽ giúp hệ sinh thái đạt được các mục tiêu kinh doanh của năm 2024.