Có dễ hiện thực hóa tiềm năng thị trường xe 'xanh'?

Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến”.
Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việt Nam có một thị trường lớn để có thể phát triển ô tô điện và xe máy điện đồng thời cũng có nguồn tài nguyên đất hiếm để sản xuất pin. Điều này tác động tích cực đến cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhưng để phát triển thị trường này có dễ dàng?

Xanh hóa ngành ô tô là đòi hỏi tất yếu

Tại hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 29/8, chuyên gia kinh tế - TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, Việt Nam có tới 6,5 triệu ô tô và 74 triệu xe máy, là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính thông qua vận tải đường bộ cao thứ nhì Đông Nam Á, sau Indonesia và tốc độ tăng phát thải bằng phương tiện đường bộ rất nhanh. Bình quân trong vòng 10 năm khoảng 15%/năm trong khi đó.

Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh ví von, “nếu mỗi chiếc xe hơi lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động, thì Việt Nam đang có gần 6,5 triệu trạm phát thải như vậy”.

Những chiếc xe hơi này cũng được coi là 1 tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe người dân. Việc chuyển đổi, thay thế những trạm phát thải này không chỉ là hành động phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới, mà còn là một nhiệm vụ cấp bách nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu đề ra, đó là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Theo phân tích từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, nguồn phát thải từ phương tiện giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị, chiếm 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí.

Do đó, xanh hóa ngành ô tô tại Việt Nam không chỉ là một xu hướng mà còn là một đòi hỏi tất yếu để hướng tới sự phát triển bền vững. Những giải pháp chiến lược được đề xuất, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng sạc điện, khuyến khích đầu tư vào công nghệ sản xuất ô tô điện, đến việc triển khai các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.

Tiềm năng thị trường xe "xanh"

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam có một thị trường lớn để có thể phát triển ô tô điện và xe máy điện, đồng thời cũng có nguồn tài nguyên đất hiếm để sản xuất pin. Tuy nhiên, nhà nước và doanh nghiệp cần phải có chính sách và chiến lược phát triển dài hạn để giảm phát thải khí nhà kính, vừa phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo hùng mạnh, ứng dụng được cho cả tiêu dùng vận tải, vận chuyển và quốc phòng.

Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, ông Lực cho rằng, ở Việt Nam, việc tiếp cận các khoản vay mua xe từ ngân hàng hiện nay cũng rất thuận lợi. Chỉ với 200 triệu đồng, người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc ô tô với lãi suất vay thấp và thời hạn vay lên tới 8 năm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu sử dụng xe ô tô chỉ với 200 triệu đồng, người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc xe, điều này thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu mua sắm ô tô.

Cùng với đó, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển xe điện cùng sự tham gia của nhiều hãng xe năng lượng mới đang góp phần xây dựng và phát triển thị trường này. “Tôi tin rằng, với các yếu tố thuận lợi về hạ tầng, chính sách và nhu cầu ngày càng tăng, thị trường xe “xanh” tại Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh trong thời gian tới”, ông Lực nói.

TS Lê Xuân Nghĩa phát biểu tại hội thảo

TS Lê Xuân Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá, để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu USD thậm chí hàng tỷ USD với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống giao thông ô tô công cộng chạy bằng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính hoặc là điện như Thái Lan hay một số quốc gia khác đang thực hiện chạy bằng ga, hoặc khí hoá lỏng, nhà nước tài trợ giá vé để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng loại phương tiện này.

Ngoài ra, có thể thực hiện một số chính sách khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, phí cầu đường, cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc điện để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển trạm sạc ở nhiều nơi với địa điểm thuận tiện cùng chi phí thấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô điện giảm thiểu được chi phí trạm sạc, duy tu, bảo trì sửa chữa pin…

Đọc thêm

Bàn giải pháp thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Bàn giải pháp thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Bộ Công thương mới tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm thảo luận về các hạn chế, điểm nghẽn, qua đó đề ra các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả trong việc việc xúc tiến thương mại của vùng ĐBSCL.

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh

Nhiều tiềm năng và dư địa từ trái dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dừa sáp Trà Vinh, một sản phẩm độc đáo và nổi bật của miền Tây Nam Bộ, đang dần trở thành một tài nguyên quan trọng trong ngành nông nghiệp và kinh tế địa phương. Với tính độc nhất vô nhị, dừa sáp không chỉ là loại trái cây hấp dẫn mà còn chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế lớn chưa được khai thác hết.