Có bao nhiêu nhân lực y tế đang hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch?

Cán bộ y tế Bệnh viện K lên đường hỗ trợ các tỉnh phía Nam chống dịch. Ảnh: TTXVN
Cán bộ y tế Bệnh viện K lên đường hỗ trợ các tỉnh phía Nam chống dịch. Ảnh: TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
Hiện có 14.543 nhân lực y tế là cán bộ từ Bộ Y tế, các địa phương, Viện, bệnh viện, các trường đại học... đang hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch COVID-19.

Cụ thể, riêng số nhân lực của Bộ Y tế cử vào các tỉnh phía Nam chống dịch là 195 người, bao gồm: Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, Viện (Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP HCM, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện của TP HCM có 48 người). Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ có 30 người. Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ có 50 người. Tại 7 tổ công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ có 67 người.

Khối các địa phương có 35 tỉnh, thành phố đã huy động 1.983 người tới hỗ trợ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khối các Trường Y Dược gồm 12 trường đã huy động 7.573 người tới TP HCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khối các Bệnh viện Trung ương đã có 27 bệnh viện huy động 2.731 người tới TP HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.

Các Bệnh viện Trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực có 10 bệnh viện huy động 1.246 người tới các Trung tâm Hồi sức tích cực tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.

Khối các Viện trực thuộc Bộ Y tế có 8 dơn vị đã huy động 815 người tới TP HCM, Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ.

Hiện các lực lượng đang nỗ lực giúp TP HCM và các tỉnh phía Nam khoanh vùng, dập dịch, điều trị người bệnh COVID-19... với tinh thần tương trợ cao nhất.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.