Chuyện 'xưa nay hiếm'

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (Ảnh từ internet)
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (Ảnh từ internet)
(PLO) - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có công văn phê bình UBND TP Hà Nội vi phạm trong việc xử lý đất đai ở Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm. 

Việc Chính phủ “dám” phê bình chính quyền một địa phương là chuyện “xưa nay hiếm”. Có thể từ đây, mọi việc sẽ khác trước, quản lý hành chính mà toàn ngợi khen, động viên, không phê bình, kỷ luật, cách chức một ai cả thì dứt khoát đó không phải là một nền hành chính tốt. Cần xóa bỏ cái não trạng “dĩ hòa vi quý” trước sai phạm của cấp dưới và siết chặt kỷ luật hành chính, bước đi đầu tiên của một chính phủ kiến tạo.

Sự kiến tạo của một chính phủ không chỉ ở tư duy, hành động hoặc chủ trương, chính sách mà phải bắt đầu từ việc “kiến tạo” lại đội ngũ cán bộ, từ việc sử dụng hiền tài đến loại bỏ những người mắc sai phạm hoặc thoái hóa. Một dẫn chứng gần đây nhất qua phát biểu của ông Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho thấy một phần thực trạng của đội ngũ cán bộ hiện nay. Cơ quan ông có hơn 700 người, trong đó chiếm tới 40% là những người “làng nhàng” và đặc biệt đó lại là “con ông nọ, cháu bà kia” được gửi gắm từ các cán bộ Trung ương trở xuống. Bộ phận lãnh đạo chiếm một tỷ lệ lớn ở cơ quan. Bất lực – đó là trạng thái tâm lý trước việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy của vị thủ trưởng này!

Rất nhiều cán bộ “làng nhàng” theo kiểu đó trong đội ngũ công chức, viên chức của chúng ta mà không thể nào loại bỏ họ được nếu còn giữ cái não trạng “dĩ hòa vi quý”, ngại đụng chạm và duy tình trong quản lý hành chính, quản lý con người. Đây chính là hệ quả của một quá trình dài trong công tác tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ mà đến nay trước yêu cầu “kiến tạo” phải giải quyết cái hệ lụy này.

Thanh lọc đội ngũ một cách cương quyết, thống nhất từ trên xuống dưới, công khai và minh bạch những trường hợp “làng nhàng”, “con ông, cháu cha”, “gửi gắm”... và bố trí cho họ một công việc khác, vừa tầm và phù hợp với “tài năng và đức độ” của họ để họ “cống hiến”, có lẽ là việc nên làm hiện nay để thoát khỏi tình trạng dân phải nuôi một bộ máy cồng kềnh mà kém hiệu quả.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.