Chuyện về những tổ trưởng Tiết kiệm và vay vốn tận tâm với nghề

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng (ngoài cùng bên phải) đang trao đổi với các Tổ trưởng tổ TKVV trong buổi làm việc tại Điểm giao dịch xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nguyễn Việt Hải
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng (ngoài cùng bên phải) đang trao đổi với các Tổ trưởng tổ TKVV trong buổi làm việc tại Điểm giao dịch xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nguyễn Việt Hải
(PLO) - Mỗi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thạo việc, nhớ mặt, nhớ tên, hiểu hoàn cảnh từng thành viên tổ vay do mình quản lý không chỉ thể hiện họ được bồi dưỡng nghiệp vụ đến đâu mà còn thể hiện tấm lòng của họ vì hàng xóm láng giềng, vì sự phát triển của cộng đồng, của làng quê nơi họ đang sống. 

Đó là một phần chia sẻ của ông  Dương Quyết Thắng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) – với chúng tôi trong lúc men theo con đường bê tông cũ gập ghềnh từ ấp Tân Thới ra trung tâm xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) sau khi đi thăm các hộ vay vốn chính sách.

Lúc ấy, chúng tôi vừa tới thăm hộ ông Hồ Hoàng Thái ở ấp Tân Thới. Đây là một trong những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Tân Hạnh nhưng có ý chí tự lực vươn lên khi được vay vốn của NHCSXH. Ông Thái mới vay 45 triệu đồng vốn chương trình hộ cận nghèo, dùng số tiền đó mua máy may và nguyên liệu để mở một cửa hàng đồ da nho nhỏ trong ấp.

“Số tiền đó, với người khác có thể không lớn, nhưng với vợ chồng tôi, đó là một cơ hội thay đổi cuộc đời”, ông Thái tâm sự. Nhờ đó, vợ chồng ông có thể chấm dứt cả chục năm đi làm thuê, dùng đúng nghề mình học được để tạo dựng và ổn định cuộc sống ngay tại quê hương. Dù không giàu có gì nhưng mỗi ngày vợ chồng ông cũng kiếm được “trăm hơn trăm kém”, túi da, cặp sách vợ chồng ông may được bà con trong ấp ngày càng ưa thích.

Nhưng trong “mối duyên” giữa gia đình ông Thái và NHCSXH, không thể không kể tới vai trò của bà Phạm Tuyết Lệ. Ngoài 60 tuổi, nhiều phụ nữ đã “ngại” việc lớn việc nhỏ, nhưng bà Lệ vẫn cần mẫn làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) để “góp sức cho bà con chòm xóm xóa đói, giảm nghèo”.

Chính vì làm việc từ trái tim, nên bà đã dành nhiều tâm huyết để “bám từng nhà, rà từng người”. Khi được Tổng Giám đốc NHCSXH hỏi bất kì về thành viên nào trong Tổ TKVV bà đang phụ trách (54 hộ vay), không cần giở sổ sách hay tài liệu, bà Lệ có thể kể rõ ràng thông tin về hộ: vay bao nhiêu, từ khi nào, lãi gốc ra sao, điều kiện kinh tế gia đình, khả năng trả nợ, số dư tiết kiệm… 

Trong mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH, các hội đoàn thể nhận ủy thác có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải vốn chính sách đến với người dân, và những Tổ TKVV chính là “cánh tay nối dài” quan trọng, nơi người dân lần đầu tiếp cận vốn chính sách và cũng là nơi họ duy trì quan hệ thường xuyên với NHCSXH. Chất lượng hoạt động của Tổ TKVV ngày càng cao, không thể không kể đến nỗ lực của những Tổ trưởng, trong đó có hàng trăm người đã gắn bó với hoạt động tín dụng chính sách hơn chục năm trời, kể từ khi ngân hàng hình thành.

Thực tế cho thấy, Tổ nào mà Tổ trưởng tận tâm thì chất lượng tín dụng ở Tổ đó đều được đảm bảo. “Tôi rất vui khi gặp được những Tổ trưởng Tổ TKVV thuộc từng hộ vay trong Tổ. Điều đó cho thấy được cả trình độ nghiệp vụ, cả tâm tư, tình cảm của người tổ trưởng đó đối với việc thực hiện tín dụng chính sách. Điều đó càng khẳng định chúng ta đã lựa chọn một mô hình đúng” - ông Thắng nói.  

Ngay trong buổi làm việc của Đoàn khảo sát thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), ông Dương Quyết Thắng yêu cầu Giám đốc NHCSXH tỉnh Vĩnh Long lưu tâm khen thưởng động viên những Tổ trưởng TKVV năng động, tận tâm, tậm tụy, Tổ không có nợ quá hạn và luôn vì sự nghiệp tín dụng chính sách xã hội.

Trong đánh giá hoạt động của Tổ TKVV giai đoạn 2002 – 2017, NHCSXH nhận định, nhờ tổ chức thành công mạng lưới các Tổ TKVV đến từng thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, tổ dân phố áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến từng người vay vốn, tổ chức giao dịch tại Điểm giao dịch xã nên trong hơn 15 năm qua, NHCSXH đã chuyển tải hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ.

Nhận thấy tính tích cực, hiệu quả của việc cho vay thông qua Tổ TKVV, đến nay về cơ bản các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đều được thực hiện cho vay theo Tổ TKVV. Hiện, tại 11.162 xã phường, thị trấn trên toàn quốc, có gần 186,5 ngàn tổ TKVV đang hoạt động. Tổ TKVV là nền tảng để nâng cao hiệu quả và chất lượng vốn tín dụng, bởi Tổ hoạt động tốt, tương trợ, phổ biến kinh nghiệm giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, tạo thu nhập.

Và, trong chất lượng hoạt động của Tổ TKVV trên khắp  mọi miền đất nước, không thể không trân trọng những tấm lòng của gần 186,5 ngàn Tổ trưởng Tổ TKVV – những  người đang mỗi ngày nỗ lực giảm nghèo cho bản thân và bà con chòm xóm, là “linh hồn” tạo nên sức mạnh cộng đồng dân cư đầm ấm nghĩa tình.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.