Chuyện về những người mẹ áo xanh chăm sóc trẻ sinh non

Việc chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng các bé sinh non, nhẹ cân vô cùng khó khăn, vất vả.
Việc chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng các bé sinh non, nhẹ cân vô cùng khó khăn, vất vả.
(PLO) - Ngày 26/1/2018, vợ chồng chị Vương Thị Dung (ở Trung Hòa, Hà Nội) đón đứa con đầu lòng trong nỗi lo lắng vì bé chào đời chỉ nặng 500gram, hệ thống hô hấp rất yếu, chưa hoàn thiện, thở thoi thóp, tim rời rạc và phản xạ yếu.

Vợ chồng chị Dung vốn bị hiếm muộn, đã chữa trị khắp nơi nhiều năm nay. Bởi vậy khi chị Dung mang thai cả gia đình vui mừng, chờ đón một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, nhưng rồi vừa mang thai ở tuần thứ 26, chị Dung có dấu hiệu chuyển dạ và bị sinh non. Ngay sau khi sinh, cháu bé đã được các bác sĩ tại Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo dõi và chăm sóc kết hợp dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Sau hơn 3 tháng, cân nặng của cháu đạt 2.700gram, em bé bú tốt, vận động tốt và đã được bàn giao cho gia đình vào ngày 7/6/2018. Hôm đó ông bà, bố mẹ cháu bé đều có mặt với sự mong ngóng, đợi chờ. Các bác sĩ, y tá chăm sóc em cũng hân hoan không kém... 

Tỷ lệ cứu sống trẻ dưới 1kg tăng lên 31% 

Trong buổi lễ giao cháu bé, TS. Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh cho biết, đây không phải là lần đầu tiên bệnh viện cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân. Từ năm 2010, Trung tâm đã nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh có cân nặng thấp nhất Việt Nam là 500gram, hiện cháu bé đã đi học và khỏe mạnh bình thường. Đó là bé Bùi Thị Gái ở Hải Dương sinh ra khi mới 25 tuần tuổi thai, nặng 500gram.

Việc nuôi dưỡng bé thành công  là 1 trong 10 thành tựu của ngành Y tế năm 2010. Cũng theo TS. Trác, 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ cứu sống trẻ dưới 1kg đã tăng lên 31%, cao hơn rất nhiều so với năm 2017 là 27%, năm 2016 là 21%, năm 2015 là 17%...

Vẫn theo TS. Lê Minh Trác, việc chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng các bé sinh non, nhẹ cân vô cùng khó khăn. Các bác sĩ phải theo dõi từng phút, từng giờ trong các điều kiện ngặt nghèo về vệ sinh và y tế. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho các bé hết sức tỉ mỉ, khoa học. Chẳng hạn 1ml sữa được cho ăn nhỏ giọt trong 3 giờ.

Để đảm bảo tốc độ chính xác, các thầy thuốc phải sử dụng bơm tiêm điện để bơm sữa cho các bé. Một ngày, mỗi bé ăn 8ml và lượng sữa được tăng lên dần theo ngày tuổi. Những em bé sinh non, đùi chỉ nhỏ bằng ngón tay út nên mạch máu của các bé cực kỳ nhỏ, khiến cho việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch vô cùng gian truân...

Ở Mỹ, nơi có các kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh hiện đại nhất thế giới, tỉ lệ nuôi thành công các bé sinh non tháng, nặng 500 gam hiện là 41% thì ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ này là 31%. Đây là một con số đáng tự hào trong bối cảnh điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Việt Nam thua xa Mỹ, theo TS. Lê Minh Trác.

Hiện nay Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh là trung tâm đứng đầu cả nước về nuôi trẻ nhẹ cân, sinh non tháng. Tất cả các bệnh viện cả tư lẫn công khi có những trẻ sinh non, nhẹ tháng đều chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 

Nỗ lực cứu sống nhiều cặp sinh 3, sinh 4 đẻ non

Đó là vài nét phác thảo để thấy được sự vất vả cũng như thành công đáng tự hào của các bác sĩ, y tá, cán bộ của Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Từ những thành công đó, tập thể cán bộ Trung tâm đã có tên trong danh sách 5 tập thể, 10 cá nhân được vinh danh trong buổi lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018 diễn ra hôm nay (15/10) nhân kỷ niệm 88 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Gặp gỡ báo chí trong buổi họp báo về lễ trao giải, BSCK2 Nguyễn Thị Thu Hoa – Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh không muốn nói nhiều công việc mà mình cùng các cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế đã làm. Bà thông tin, Trung tâm có hơn 170 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế, trung bình mỗi người chăm sóc 30 – 40 cháu bé/ca trực.

Bởi vậy, mỗi y bác sĩ, điều dưỡng viên đều phải căng mình với các bé. Đặc biệt là tại Trung tâm có hơn 40 điều dưỡng, bác sĩ là nam giới nhưng các anh cũng khéo léo và tận tâm như các mẹ hiền. 

Tập thể cán bộ Trung tâm trong nhiều năm qua đã luôn làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tiếp nhận và điều trị những ca trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân, hội chứng suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn, dị tật bẩm sinh, vàng da, bệnh chuyển hóa...

“Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mang lại cơ hội làm mẹ cho nhiều chị em nhưng trong số đó cũng có nhiều bé thường là sinh đôi và bị đẻ non. Nỗi buồn của chúng tôi là mỗi khi có bệnh nhân được chuyển đến với bao lo lắng cho sự sống của các con và niềm vui của chúng tôi là mỗi khi nhìn bố mẹ hạnh phúc đưa con mình về nhà”, BS Hoa nói.

Bên cạnh công tác chuyên môn, các cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế cũng tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và trên thế giới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đã đạt được các kết quả vượt trội như: Cứu sống được nhiều trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân với tỉ lệ cao, cứu sống nhiều cặp sinh 3, sinh 4 đẻ non, nhẹ cân, áp dụng các liệu pháp chữa trị tiên tiến để cứu sống, hạn chế các loại bệnh nguy hiểm ở trẻ sinh non, cực non...  

Ngoài ra, tập thể cán bộ Trung tâm cũng tham gia đào tạo, giảng dạy, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bác sỹ, điều dưỡng ở các tỉnh, thành; có những sáng kiến, sáng tạo và được áp dụng vào thực tế, đạt hiệu quả cao như việc triển khai và thực hiện tốt “Qui tắc ứng xử hướng tới sự hài lòng của người bệnh”... 

Tập thể các cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh với những đóng góp của mình đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cấp trao tặng. 

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.