Chuyện về những người lính 'đi trước về sau'

Rà phá bom mìn là nhiệm vụ rất gian nan của lính công binh.
Rà phá bom mìn là nhiệm vụ rất gian nan của lính công binh.
(PLO) - Công binh là những người lính “đi trước về sau” với những công việc thầm lặng, gian khó, hiểm nguy như: rà phá bom mìn, xây công trình phòng thủ, làm đường tuần tra biên giới, băng suối bắc cầu, ứng cứu thiên tai...

25 năm chưa về

Đêm, quạt máy liên tục quay vù vù nhưng ai cũng túa mồ hôi. Nóng vì doanh trại - nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ của những người lính Tiểu đoàn 278 - Lữ đoàn công binh 25, Quân khu 7 làm từ gỗ, sắt và tôn kín mít như những hộp diêm. “Đơn vị đảm nhiệm xây dựng công trình nên di chuyển liên tục. Mỗi nơi ở 3 tháng, 6 tháng, cũng có khi vài năm, công trình này xong anh em lại đi công trình khác”- Đại úy Nguyễn Tiến Công - Chính trị viên phó Tiểu đoàn 278 lý giải.

Thượng tá Nguyễn Thành Nghị - Phó Chính ủy Lữ đoàn công binh 25 - là người đã sống cuộc sống “ăn dầm nằm dề” đó mười mấy năm nay nói vui: “Dân du mục đi theo đàn cừu, đàn dê từ thảo nguyên này đến thảo nguyên khác. Lính công binh mình cũng vậy, cứ đi theo công trình, lang thang hết chỗ này đến chỗ khác”. Đã trải qua đủ mọi nhiệm vụ, với Thượng tá Nghị, nặng nề nhất là xây dựng công trình ở biên giới, hải đảo.

“Nhu cầu xây dựng các công trình phòng thủ số lượng lớn, mà biên chế thời bình lại có hạn nên anh em làm liên tục. Có đơn vị như Tiểu đoàn 739 đi xây dựng công trình hết ở biên giới lại về rừng rú, 25 năm nay chưa một ngày được về công tác tại cứ cơ bản”-  anh Nghị kể.

Những người lính công binh đều như vậy, vì nhiệm vụ mà triền miên xa nhà. Có người cưới vợ gần nơi đơn vị thi công công trình, nhưng chỉ được 1-2 năm, lâu nhất cũng chỉ 3 năm, vì công trình xong là lại đi. Những câu chuyện như của Đại úy Nguyễn Tiến Công - một người lính quê Thái Bình, thực ra là bình thường với lính công binh: “Cháu thứ hai nhà mình mới sinh hồi Tết. Lúc đó mình đang ở đảo Phú Qúy (Bình Thuận) không về được. Cháu lớn năm nay học lớp 4, lúc vợ mình sinh nó mình đang cùng anh em làm đường tuần tra biên giới ở Bù Đốp (Bình Phước), cũng đâu có về được. Mình chỉ biết động viên vợ, mỗi lần về gắng dành thời gian cho vợ con nhiều hơn”.

Hy sinh trong thời bình

Người lính công binh “mồ hôi bạc vai áo/da sạm đen nắng trời” (lời bài hát “Lính công binh miền Đông” của tác giả Quỳnh Hợp), đôi bàn tay thô ráp, xù xì vì cầm cuốc xẻng, khuân vác cát, xi măng... Những ngày này, những người lính ấy của Tiểu đoàn 278 đang chia lực lượng thực hiện các công trình ở nhiều địa bàn khác nhau, trong đó có đảo Hòn Tranh (huyện đảo Phú Qúy, Bình Thuận).

“Các tháng cuối năm là mùa gió chướng, biển động, tàu chở vật liệu không vào sát được, phải đậu cách đảo 20-30m. Anh em phải bơi ra để vác từng khối cát, từng bao xi măng vào bờ. Máy móc chỉ hỗ trợ phần nào, cơ bản dùng sức người cả”- Đại úy Nguyễn Tiến Công kể.

Từ Biên Hòa phải qua một lần xe và hai lần tàu ra đảo Phú Qúy rồi từ đó mới ra được đảo Hòn Tranh. Để đi chợ ở đây, các chiến sĩ phải dậy từ 4h sáng, đi tàu vào đảo Phú Quý, mua thức ăn một lần cho hai ngày. Nước ăn thì bộ đội hứng từ nước mưa. Mùa khô thì dùng nước giếng, lợ lợ, mặn mặn vẫn phải cố gắng dùng. An toàn trong thi công là yêu cầu hàng đầu của lính công binh nhưng cũng không thể tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn. Trung tá Phạm Thanh Xuyền - Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 25 - nhớ lại: “Lần đó đơn vị làm công trình ở Lâm Đồng, địa chất là đất đỏ bazan lẫn đá mồ côi, tôi thấy nhiều hạt đất nhỏ rơi rớt trên nóc hầm và lòng đất có sự chuyển động khác lạ. Bằng kinh nghiệm và cảm nhận, tôi hô lớn để anh em chạy. Người cuối cùng vừa chạy ra thì từng khối đất đá nặng hàng tấn đổ ập xuống. Sau đó cả đơn vị lại tập trung cả tháng trời để khắc phục…”.

Cũng có lần có người bị thương, bộ đội hoang mang, dao động, bỏ dụng cụ. “Tất cả chỉ huy quyết định xắn tay vào làm. Anh em đứng ngoài thấy an toàn lại tiếp tục làm việc” - Thượng tá Nguyễn Thành Nghị kể. Lữ đoàn Công binh 25 - Quân khu 7 đã trực tiếp ứng cứu trong nhiều sự cố lớn: sà lan đâm hỏng cầu Bến Lức năm 2000, bão Durian ở Vũng Tàu năm 2006, sập hầm thủy điện Đạ Dâng năm 2014... Trong lần khắc phục sự cố ở cầu Bến Lức, Lữ đoàn 25 đã cử tiểu đoàn vượt sông gồm 120 người, 52 đầu máy các loại, hành quân xuống Long An để lắp ghép cầu phao nổi dài 145m. Sau 20 ngày, Tiểu đoàn này đã đảm bảo cho 2.250 lượt xe qua cầu phao an toàn. Các chiến sĩ công binh đã đón Tết Canh Thìn ngay tại hiện trường.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.