Chuyện về người biết làm mực tàu cuối cùng

Vợ chồng ông Đãi đang chỉ chỗ đặt lò đốt mực tầu của gia đình ngày xưa (nay là vườn cây)
Vợ chồng ông Đãi đang chỉ chỗ đặt lò đốt mực tầu của gia đình ngày xưa (nay là vườn cây)
(PLO) - “Tư Thế bút mực làm giàu”, đó là câu nói cửa miệng của người làng Vĩnh Thế, xã Trí Quả (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) từ bao đời nay. Nghề làm mực tầu ở đây giờ đã bị mai một cùng với quy luật phũ phàng của thời đại kinh tế thị trường. Hôm nay về mảnh đất này chúng ta  chỉ có thể nghe được câu chuyện làm mực từ  một đôi vợ chồng nghệ nhân già… còn sót lại theo thời gian.

Về Vĩnh Thế (giờ là thôn Tư Thế) hôm nay, ai cũng dễ dàng nhận ra sự giầu có sung túc của người dân nơi đây. Thành quả có được đó phần lớn cũng là nhờ nghề làm mực tầu truyền thống. Nhưng cũng thật lạ, chẳng mấy ai ở làng này biết đến nghề này. Ngay đến ông bí thư chi bộ cũng chẳng nhớ. Phải vất vả tìm mãi chúng tôi gặp được đôi vợ chồng nghệ nhân già duy nhất còn biết đến nghề xưa của làng.  Đó là ông bà Ngô Văn Đãi (84 tuổi) và Phạm Thị Mơ  85 tuổi).  

Tuy tuổi đã bát thập cổ lai hy, nhưng cả hai ông bà vẫn còn khoẻ lắm, nói đâu ra đấy. Mới gặp chúng tôi, ông  Đãi đã tâm sự ngay: “ Tôi nghe ngày xưa các cụ nói nghề làm mực tầu đã có ở làng từ rất lâu rồi. Đó là bởi từ thế kỉ thứ 3 SCN, Sĩ Nhiếp - được người dân phong tước “Nam Giao Học Tổ” đã đến Luy Lâu (vùng đất Thuận Thành ngày nay) mở trường dậy học chữ Hán”. 

Lúc đầu nguyên liệu giấy mực phục vụ các Hán sinh không đáng là bao. Nhưng sau này khi nho sinh nhiều dần, nguyên liệu phục vụ học tập được lấy từ nơi khác. Đến đầu thế kỉ XVI danh sĩ Nguyễn Văn Hiến người làng Vĩnh Thế đã đỗ Hoàng giáp (năm 1502). Trong một chuyến đi xứ sang Trung Quốc vị Hoàng giáp này đã học được nghề làm mực rồi về truyền cho dân trong làng.

Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiến từng làm quan đến chức thượng thư, khi mất được dân làng thờ làm tổ nghề. Vào những năm 1946-1947 nghề mực ở tư thế chỉ còn đúng 5 gia đình làm đó là gia đình ông Đắc ( chính là bố đẻ của ông Đãi và là bố chồng của bà Mơ), ông Hách, ông Nghiêm, ông Nhị, ông Cầu. Tuy nắm được quy trình làm mực do người cha truyền lại, nhưng ông Đãi không phải trực tiếp làm. Bởi ông cho biết đến năm 1948 khi 15 tuổi ông đã đi tham gia kháng chiến. Mọi công việc làm mực ở nhà đã có bố, mẹ và người vợ là bà Mơ lo liệu.

Bà Mơ kể rằng “ Năm 1946 khi tôi mới 14 tuổi đã được gả cho ông Đãi và trở thành lao động chính trong gia đình. Cái nghề làm mực của gia đình tôi ngày xưa khổ nhọc, vất vả lắm, chân tay lấm lem suốt cả buổi...”. 

Nguyên liệu chính để làm mực ngày xưa chính là hổ phách ( nhựa thông). Bố ông Ngô Văn Đãi là cụ Ngô Văn Đắc có mối cất hàng quen thuộc ở huyện Lục Yên, Yên Bái. Hàng tuần cụ Đắc ngược Yên Bái một chuyến cất hàng, mỗi chuyến mua chừng 10 gánh nhựa thông( mỗi gánh khi ấy nặng khoảng 60-70kg bây giờ). Cụ theo tàu hoả về ga Yên Viên-Hà Nội. Đúng hẹn, người nhà đến ga gánh hàng về. Ông Đãi cho biết: “ nhựa thông phải được bảo quản trong những chiếc vại to và đậy cẩn thận. Trong nhà ông lúc nào cũng có hơn chục cái vại chứa nhựa để công việc không lúc nào bị gián đoạn”. 

Mực tầu được sử dụng để viết câu đối ngày Tết
Mực tầu được sử dụng để viết câu đối ngày Tết
Buổi sáng bà Mơ lo nhào trộn nhựa thông cho công việc ngày mới. Dùng gáo dừa múc nhựa loãng từ vại lớn đổ vào một cái phướng làm bằng gỗ rất to, chừng 20 kg, rồi trộn mùn cưa vào. Lấy một đoạn tre đặc to bằng cổ tay, dài chừng 100cm để xéo nhựa cho đều với mùn cưa. Khi nào nhựa nhuyễn dùng muỗng xúc ra thớt lăn thành nhiều mồi nhỏ bằng miếng bã trầu, vừa lăn vừa dùng cái dầm tiếp mồi vào lò, không để lò tắt. Dầm là dụng cụ tựa cái thuổng, lưỡi bằng sắt, cán bằng tre, dài chừng 3m. 

Trông chừng mồi sắt lụi thì tiếp mồi mới. Lò hình khum như tổ tò vò, chiều ngang chừng 3 m, cao 3 mét, dài 6 mét, chia làm 2 ngăn: lò và buồng lò. Lò là ngăn đốt chính, trát vách, trong có bệ lò cao chừng 60 cm, vừa tầm tay người ngồi ở ngoài tiếp mồi. Phía trên bệ lò treo 8 cái nồi đất to, cách bệ lò chừng 20cm. Mồi được đặt trên bệ lò dưới đáy 8 cái nồi này. Khói từ mồi toả ra đen đặc, bám vào đáy nồi, bao giờ “mực” sát mồi thì dừng đốt, dùng cái cót dỡ mực đổ vào thúng kế, một loại thúng cái cao, to hơn thúng cái bình thường. Đó là mực hoa, loại tốt nhất. Mỗi phướng nhựa xéo thu được 2 thúng kế mực hoa. Mực này bán cho làng Kiêu Kỵ ở Gia Lâm dùng trong việc dát quỳ. Việc này chỉ do bà mẹ chồng lo liệu nên bà Mơ không nắm được giá cả thế nào, chỉ biết rằng có làm mực thì mới có của ăn của để, khá giả hơn các nhà khác trong làng. 

Từ lò có cửa nhỏ thông sang buồng lò, nơi thoát khói cho lò đốt. Buồng lò che bằng gianh, bên trong treo nhiều giỏ đựng bòng bong. Vài tháng mới dỡ buồng lò một lần. Giũ cẩn thận từng liếp gianh, từng giỏ bòng bong để thu mực. Đây là loại mực thường, chuyên bán cho làng Đông Hồ để làm hàng mã. Năm 1952, cụ Đắc qua đời, ông Đãi thì đi hoạt động cách mạng, nhà không có người ngược Yên Bái mua nhựa thông, do đó làm hết mẻ nhựa cuối cùng thì gia đình nhà bà Mơ cũng “gác nghề” luôn. Rồi lò cũng phải phá đi lấy đất trồng rau, trồng cây ăn quả. Nghề làm mực Tàu của làng Tư Thế thất truyền từ đó.  

Hiện tại người biết làm mực cuối cùng của làng Tư Thế chỉ còn mỗi 2 vợ chồng ông Đãi, bà Mơ. Họ vẫn còn khoẻ, minh mẫn. Nhưng họ cũng khẳng định với chúng tôi ở cái tuổi gần đất xa trời này thì chẳng biết thế nào. Nếu họ ra đi thì chắc chắn nghề mực, bí kíp làm mực tầu truyền thống ở mảnh đất này cũng đi theo. 

Theo chúng tôi nghĩ, ngay bây giờ, các ban ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh có thể triển khai một dự án khôi phục để bảo tồn nghề làm mực truyền thống là điều rất đáng làm. Câu ca “Tư Thế bút mực làm giầu” sẽ không chỉ tồn tại trong tâm trí con người nữa. 

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.