Chuyện về một sư thầy hiến thận cứu người

Sư thầy Thích Đạo Cảnh.
Sư thầy Thích Đạo Cảnh.
(PLO) - Trong khi cả thế giới đang đặt câu chuyện hiến tạng để kéo dài sự sống như một điều vĩ đại thì những người đã từng hiến một phần thân thể khỏe mạnh của mình để hy vọng kéo dài sự sống cho một ai đó đều nói với chúng tôi rằng, việc đó chỉ “bình thường thôi”… 
Chiều cuối thu bên mái tam quan chùa Diên Hựu, huyện Hoài Đức, Hà Nội, tiếng chuông chùa ngân vang giữa thinh không thanh tịnh khiến không gian và thời gian dường như ngưng đọng, chúng tôi cảm giác rất rõ cuộc sống xô bồ trần tục đã phải dừng lại trước cổng chùa. Tiếp chúng tôi bên chén trà sen, sư thầy Thích Đạo Cảnh kể về ký ức những ngày tuổi trẻ ngang tàng của mình trước đây như một thước phim quay chậm, mắt sư thầy ngân ngấn nước… 
Có lẽ sư thầy cũng không nghĩ được rằng mình có thể qua được cửa ải khó khăn của thời thanh niên để trở thành một nhà tu hành, ngày đêm học kinh Phật, mong có thể truyền tải đạo hiếu đến với cuộc đời. 
Xin đi tu 3-4 lần không được chấp nhận 
Sư thầy Thích Đạo Cảnh (SN 1961, ở Vĩnh Phúc) đã xuất gia, khoác áo tu hành và gắn với ngôi chùa Diên Hựu được khoảng 8 năm nay. Với thầy, con đường tu học khó không khác gì… hái sao trên trời. Khó vì tính khí ngang tàng thời trẻ, khó vì bản thân khi đó đã xuất gia, vợ con bìu ríu… Nhưng khó nhất là vì đã từng bị 3-4 chùa từ chối mỗi khi thầy bày tỏ ý định xin vào tu học. 
Thậm chí tại nhiều chùa, kể cả khi xin làm chấp tác (phụ giúp công việc sửa chữa chùa) cũng không được nơi nào chấp nhận vì người lúc nào cũng đầy hơi men. Không biết cuộc đời sư thầy sẽ đi về đâu nếu không có một đêm vì chán nản, sư thầy ngủ ngoài ghế đá ven đường…
Sư thầy Thích Đạo Cảnh kể, đêm hôm ấy, khi vừa bị sư trụ trì một ngôi chùa ở Vĩnh Yên từ chối, thầy lang thang, ngủ bờ ngủ bụi, đang ngủ thì bị đánh thức bởi một người bảo vệ. Người bảo vệ choáng váng khi soi đèn pin vào gương mặt thầy thì thấy một lớp muỗi bu đen, dày kín phía trên nên nán lại hỏi chuyện. 
Nghe câu chuyện thầy kể, người bảo vệ này hứa hẹn sẽ giới thiệu thầy đến một ngôi chùa khác ở cách nhà khá xa và đảm bảo chắc chắn được. Lấy được địa chỉ, sư thầy rình đúng ngày vợ vào miền Nam thăm con gái, tranh thủ bán một con bò để làm lộ phí. 
Khi mới đến ngôi chùa này, dù không được sư trụ trì đồng ý nhưng thầy vẫn ở lại và cố gắng từng ngày. Sau đó, nhờ vào mối quan hệ của một phật tử, thầy lại được quay trở lại ngôi chùa ở địa phương để tu tập. Ở ngôi chùa này khoảng 2-3 năm, thầy được điều đi Quảng Ninh trông nom xây dựng chùa Ba Vàng. Nhưng 9 tháng sau thầy phát hiện ra mình bị ung thư nên đã xin về chùa Diên Phúc, Hà Nội. 
Ở đây, có một phật tử đề nghị được đưa thầy đi Trung Quốc chữa bệnh nhưng thầy không đồng ý. Thầy luôn trong tâm thế “sẵn sàng đi Tây Phương” nên ngay lập tức nhịn ăn 10 ngày, nhập thất (ở trong phòng kín 24/24h) chỉ để niệm “A di đà Phật” và chờ mong đến ngày được đi Tây Phương. Tuy nhiên, nhập thất được một tháng thì thầy nhận ra rằng, thầy chưa đủ đức độ để có người phục vụ, đưa cơm mỗi ngày, thầy lại ra ngoài, cùng tụng kinh với phật tử để mong… đi Tây Phương sớm. 
Khi sư phụ, sư huynh, phật tử nghe tin thầy bệnh nặng, mỗi người giúp thầy một ít tiền, động viên thầy đi khám. Kết quả, một khối u 3,7cm ở gan. Nhận được thông tin chính thức về tình trạng bệnh tật của mình, sư thầy cũng buồn chán nhưng vẫn ngày đêm tụng kinh niệm Phật. Mỗi lần tụng kinh, thầy luôn cầu xin rằng, nếu duyên chưa hết, nghiệp chưa trả được thì thầy mong rằng, trong cơ thể mình có thể có phần nào đó giúp được cho người bệnh tật thì thầy sẽ hoan hỉ hiến tặng. 
Bất chợt thầy nảy ra tâm nguyện, nếu chữa trị khỏi bệnh thầy sẽ hiến gan. 
Sư thầy luôn tranh thủ học giáo lý nhà Phật lúc rỗi rãi.
Sư thầy luôn tranh thủ học giáo lý nhà Phật lúc rỗi rãi. 
Mang khối u trong gan vẫn lên bàn mổ hiến thận
Trong quá trình điều trị ung thư gan, có những cơn đau mà sư thầy không đủ sức chịu đựng. Thầy đã giấu sư cụ, lấy trộm tiền ở Tam Bảo để mua moocphin giảm đau. Những cơn đau triền miên cứ kéo đến, buộc phải tiêm moocphin hàng ngày nên thầy tái nghiện. Khi những cơn đau dứt, thầy mới xin sám hối. 
Sư cụ vì thương đệ tử, thương nghiệp đệ tử mình phải gánh nên tập hợp các sư, đệ tử, phật tử để cùng tụng kinh, tiêu bớt nghiệp. Nhắc lại giai đoạn này, nước mắt sư thầy ngân ngấn. Thầy tâm sự: “Ngày ấy vẫn còn ái thân mình lắm, vẫn còn lưu luyến cuộc đời nên buộc phải làm liều”. 
Sau thời điểm đó, thầy vẫn sinh hoạt bình thường cùng các sư trong chùa. Khi cảm giác sức khỏe của mình đã ổn, thầy đi các trung tâm để gửi đơn xin hiến gan như tâm nguyện của mình. Sau 3 tháng lần hồi làm các xét nghiệm thì nhận được kết luận thầy không đủ tiêu chuẩn để hiến gan. Lập tức, thầy trình bày mong muốn được hiến thận. 
Lại tiếp tục 3 tháng đi lại làm các xét nghiệm, nhiều lần thấy nản, muốn bỏ cuộc nhưng rồi tâm thức vẫn lựa chọn nên thầy lại tiếp tục cuộc hành trình. Khi cơ duyên đã đủ, thầy gặp được một người có các chỉ số trùng hợp với quả thận của mình. Thầy không ngần ngại lên bàn mổ để hiến một phần cơ thể giúp người bệnh tật kia thêm cơ hội được sống. 
Sư thầy tâm sự, sau khi hiến thận thành công thì thầy lại thấy khỏe hơn. Khối u trong gan cũng đã nhỏ hơn nhưng lại chuyển sang u máu. Bây giờ lại thêm bệnh xơ gan cổ trướng. Nhưng mặc kệ những cơn đau, thầy vẫn ngày đêm uống nước sâm linh chi, vẫn niệm “A di đà Phật” và học giáo lý nhà Phật mỗi ngày. 
Lại nói về gia đình của sư thầy. Sau nhiều ngày tìm kiếm không được, gia đình đã đăng tin tìm người nhà trên các báo và đài truyền hình chỉ với mong muốn có thể tìm được xác của thầy để đưa về chôn cất, hương khói cho vẹn nghĩa, vẹn tình. Bởi ai cũng nghĩ rằng, với một người suốt ngày có rượu trong người như sư thầy, chắc lại loạng quạng đâu đó và tử vong. Không ai ngờ, thầy lại đi tu ở một ngôi chùa ngay gần nhà. 
Sau 1 năm chính thức đi tu, gia đình mới tìm được nơi thầy trú ngụ. Vợ con thầy đến tận chùa, khóc ròng rã cả ngày mong thầy về nhà. Lúc đầu thầy còn gặp nhưng sau đó biết mục đích của những cuộc viếng thăm của vợ con nên thầy trốn. Mỗi lần biết vợ, con đến tìm, thầy lại trốn sau tượng Phật, nhất quyết không ra gặp. 
Sau nhiều lần thuyết phục thầy về với gia đình không được, vợ con thầy đành chấp nhận để thầy xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Thấm thoắt thầy đã xuất gia được 8 năm. Con đường tu học vẫn đầy chông gai trước mặt…
Thầy bảo, thầy toàn tự học giáo lý, kinh Phật từ băng đĩa vì thời điểm thầy bắt đầu tu thì sư phụ của thầy nhập thất đến 6 năm. Bây giờ, ngoài giờ tự học, thầy cùng các huynh đệ tham gia giáo huấn các chúng sinh, phật tử. Theo giáo lý nhà Phật, nếu còn nhân duyên thì cố gắng tu tập để cứu đời, cũng là giúp mình tiêu tan nghiệp chướng. 
Đó cũng là cách mà thầy đang cố gắng để trả lại những tội lỗi mà thầy đã gây ra khi xưa… 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.