Chuyện ứng xử ngày Tết

Ảnh minh họa (sưu tầm)
Ảnh minh họa (sưu tầm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ăn Tết, đón Xuân xưa nay vốn là chuyện vui của những ngày đầu năm mới. Trong niềm mong ngóng của bao người về thời khắc đoàn tụ bên gia đình, người thân, nhưng cái lý do rất được chờ đợi đó cũng song hành với bao nỗi âu lo...

Chuyện ứng xử ngày Tết ngỡ đơn giản nhưng thực tế không phải bao giờ cũng đem lại sự thoải mái, bởi đâu đó vẫn còn bao trăn trở. Từng chứng kiến nhiều bạn bè quanh mình - là những người lập nghiệp xa quê - mỗi năm hoặc có khi hai, ba năm mới về quê ăn Tết một lần, họ thường lên “kế hoạch Tết” từ rất sớm. Có người còn cẩn thận làm một loạt liệt kê: vé tàu xe vợ chồng, con cái; tiền biếu ông bà nội, ngoại; tiền lì xì người già, trẻ con; tiền tất niên bạn bè, đồng nghiệp; tiền quà cáp người thân, họ hàng...

Muôn thứ tiền, muôn chi phí chỉ để dành cho... Tết, khiến nhiều người có thu nhập thấp phải mất ngủ. Để thấy, không phải cứ điều vui bao giờ cũng khiến người ta hạnh phúc. Ngoài những việc hiển nhiên phải chi tiêu, còn đó một nếp ứng xử “bất thành văn” nhiều khi làm cho người trong cuộc dở khóc, dở cười.

Đành rằng biếu chút tiền, chút quà cho bố mẹ hai bên nội ngoại ăn Tết là điều rất nên làm, thể hiện hiếu đạo của con cái, dù chẳng bố mẹ nào chờ đợi điều này cả. Tuy nhiên, biếu ông bà bao nhiêu, đôi khi còn phải nhìn vào anh, chị, em trong gia đình hay người khác để tham khảo. Chuyện này với người có điều kiện thì không có gì để nói, nhưng với người hầu bao eo hẹp thì còn đó muôn nỗi băn khoăn, không tránh khỏi tâm lý xấu hổ, tủi thân...

Với nhiều người xa quê, để thể hiện sự hiếu kính, họ còn chuẩn bị cả quà cáp cho người thân, họ hàng mỗi dịp về quê ăn Tết. Thông lệ này hiện tại vẫn được duy trì ở nhiều nơi và cũng tồn tại khá nhiều câu chuyện trọng - khinh, yêu - ghét không đáng có xoay quanh nghĩa cử vốn dĩ rất nghĩa tình này.

Ảnh minh họa (sưu tầm)

Ảnh minh họa (sưu tầm)

Tục lì xì trẻ con đầu năm mới cũng là một nét đẹp văn hóa, với ý nghĩa gửi gắm sự may mắn, mong trẻ khỏe mạnh, chăm ngoan. Vậy nhưng, ngày nay nét ứng xử này lại mang đến cơn “đau đầu” cho nhiều ông bố, bà mẹ. Hễ có khách đến chơi nhà hoặc đến nhà bạn bè chơi Tết, nơi đâu có trẻ con là nơi ấy có mừng tuổi. Chưa hết, bố mẹ còn phải tinh ý xem người ta mừng tuổi con mình bao nhiêu để mình “đáp lễ” lại con của họ cho phải phép, tránh bị đánh giá. Và nguy hại hơn, tục lì xì đã tạo cho những đứa trẻ tâm lý đón đợi, lên kế hoạch cất giữ tiền sau mấy ngày Tết. Trẻ được tiếp xúc với đồng tiền quá sớm và đôi khi có những nhận thức méo mó về tiền bạc. Cuối cùng, như cách nói vui là “thu nhập của con”, nhưng “nợ” của bố mẹ.

Ngày Tết, nơi nơi rỉ rả nhóm họp triền miên từ những ngày cuối năm cho đến những ngày đầu năm mới. Từ liên hoan Tất niên cơ quan, khu phố, xóm mạc cho đến liên hoan lớp cũ, hội đồng hương... Đồng ý rằng, những cuộc hội ngộ ấy gắn liền với ý nghĩa tích cực như “xả hơi” cho một năm dài quăng quật làm việc, hội ngộ bạn bè cũ, thắt chặt tình đoàn kết cơ quan, xóm giềng. Vui thì rất vui và mệt cũng rất mệt. Đặc biệt, không tham gia thì cũng khó xử với những nhìn nhận tiêu cực. Cắc cớ là thế và cũng không thể không nhắc tới một khoản chi phí không nhỏ cho “chuỗi hoạt động” này.

Người Việt ta nói chung được nhìn nhận là trọng lễ nghi, ứng xử, đặc biệt trong dịp quan trọng như Tết Nguyên đán. Một vài góc nhìn đề cập trong bài viết là những truyền thống của người Việt nhưng cũng cần những cách ứng xử văn hóa và tế nhị. Dù là lễ nghi hay phong tục gì, nếu được thể hiện bằng sự chân thành, lòng hiếu kính mà không câu nệ, đong đếm về vật chất thì sẽ đem lại niềm vui, sự hân hoan cho cả người cho và người nhận. Bởi vậy, sẽ thật không hay khi chúng ta biến những điều vốn nhân văn và đầy ý nghĩa thành nỗi lo âu, phấp phỏng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tin cùng chuyên mục

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật

GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Đọc thêm

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.