Chuyện thi hành án tử hình tại nhà tù ở Nhật

Trong căn phòng này, các tử tù sẽ trò chuyện lần cuối với một nhà sư / cha cố trước khi bị xử tử
Trong căn phòng này, các tử tù sẽ trò chuyện lần cuối với một nhà sư / cha cố trước khi bị xử tử
(PLO) - Từ bao lâu nay, việc hành quyết tử tù ở Nhật được phủ trong một tấm màn bí mật. Nhật vẫn bảo lưu quan điểm thi hành bản án tử hình, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ. Tuy nhiên, việc hành quyết ở Nhật không hề rùng rợn như chúng ta tưởng tượng... 

Nhật Bản có lẽ là một trong những quốc gia có tư tưởng tiến bộ nhất thế giới, nhưng người ngoài cũng chỉ nắm chút ít ỏi thông tin về lịch sử của bản án tử hình được thực thi ở đây.

Án tử hình nghiêm khắc

Đối với tử tù Masakatsu Nishikawa, cái chết chỉ là mở sang một lối khác. Nền nhà sạch bong, ánh đèn dễ chịu, tiếng kinh Phật trầm bổng, êm ái và nghệ thuật trang nhã trong phòng. Ở đó cái chết diễn ra nhẹ nhàng mà không cần phải che giấu: Một cái móc đặt quanh cổ của Nishikawa và cửa bẩy bên dưới chân mở ra…

Nishikawa ra đi rất nhanh chỉ trong vòng vài giây, ngay cả các phạm nhân khác cũng chỉ nghe loáng thoáng rằng vài giờ trước đó Nishikawa đã thầm lặng sang thế giới bên kia. Tử tù Masakatsu Nishikawa, 61 tuổi, bị kết án tội sát hại 4 phụ nữ trong một vụ giết người kinh hoàng xảy ra cách đây 25 năm.

Tử tội Masakatsu Nishikawa bị xử tử vào ngày 13/7/2017 khi đã 61 tuổi
Tử tội Masakatsu Nishikawa bị xử tử vào ngày 13/7/2017 khi đã 61 tuổi 

Về phía những người chống lại bản án tử hình vẫn đang tỏ thái độ hoài nghi. Ông Hiroka Shoji, Nhà nghiên cứu Đông Á của tổ chức Ân xá quốc tế (AI), phát biểu: “Những vụ hành quyết kiểu này cho thấy một sự thực rằng chính phủ Nhật đang rất băn khoăn về quyền được sống. Bản án tử hình là đòn trừng phạt vô nhân tính và tàn bạo tột cùng. Những vụ hành quyết tử tù ở Nhật được bao bọc trong vòng bí mật nhưng chính phủ Nhật không thể che đậy một thực tế rằng nó là mặt sai lầm của lịch sử Nhật, khi mà phần đông các quốc gia trên thế giới đang bãi bỏ án tử hình”. 

Một buồng giam tại Trung tâm giam giữ Osaka nơi nhiều tử tội đang chờ đến ngày được gọi đi
Một buồng giam tại Trung tâm giam giữ Osaka nơi nhiều tử tội đang chờ đến ngày được gọi đi 

Kể từ năm 2010, Nhật đã tiến hành 28 vụ hành quyết, còn 122 tử tội đang chờ đến ngày trả án, bị giam trong các phòng riêng biệt và hết sức kiên cố, được cho phép tập thể dục rèn luyện sức khỏe khoảng 2 lần mỗi tuần. Có rất ít thông tin từ chốn lao tù lọt ra bên ngoài, ngoài những chuyến thăm nuôi của thân nhân tử tù được giữ kín trong vòng bí mật.

Phần đông các tử tù phải đợi chờ ít nhất 5 năm để được sang thế giới bên kia – như Nishikawa – hoặc chờ tới hàng chục năm mà vẫn không biết khi nào thì mình được gọi tên. Trong một báo cáo được công bố hồi năm 2008, tổ chức AI nói rằng vì chờ đợi trong hoảng loạn nên phần lớn tử tù rơi vào trạng thái tâm thần bấn loạn, điên cuồng. 

Bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, các tử tù sẽ nhìn thấy tượng lần cuối
Bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, các tử tù sẽ nhìn thấy tượng lần cuối 

Nghi lễ thần bí

Nhà tù là một địa điểm đặc biệt cho một quốc gia như Nhật – nước giàu thứ hai thế giới – nơi người dân tự hào với những thành tựu và mọi công dân cao niên đều được hưởng thụ một đời sống tiêu chuẩn chất lượng cao. Chỉ có một thành viên duy nhất của khối cường quốc G8 vẫn còn giữ nguyên bản án tử hình là Mỹ.

Mặc dù vậy, án tử hình vẫn được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng Nhật – họ không chấp nhận cho án tù chung thân – các thẩm phán Nhật đang tỏ ra hết sức lúng túng giữa án tù và án tử hình dành cho những tên sát nhân giết người hàng loạt. 

Phòng hành quyết ở Tokyo, thân xác tử tù sẽ treo lơ lửng giữa sàn trên và sàn dưới
Phòng hành quyết ở Tokyo, thân xác tử tù sẽ treo lơ lửng giữa sàn trên và sàn dưới 

Năm 2010, giới chức Nhật đã thực hiện một bước đi không bình thường là cho phép báo chí được tiếp cận nhà tù Tokyo. Những bức ảnh đã cho công luận thấy rõ một số nhà tù với những tấm thảm dầy, sàn nhà lót gỗ tùng và ánh đèn dịu khiến cho người ta tưởng như ở trong trung tâm hội nghị của một khách sạn. Không chỉ có các móc trên tường, các tử tội còn bị xích hoặc có một cái cửa bẫy được thiết kế ngay giữa phòng hành quyết.

Những hàng màu đỏ đánh dấu nơi các tử tội sẽ đứng cùng với cái móc được gắn quanh cổ của họ. Cơ chế thi hành việc “giết” người được kích hoạt bởi một trong 3 cái nút đẩy gắn trên tường của một căn phòng gần đó, và cả 3 nút sẽ được ấn cùng một lúc bởi 3 giám thị nhà tù. Nghĩa là không một ai trong số giám thị biết được mình sẽ ấn cái “Nút tử thần” nào. 

Cai ngục sẽ nhấn cùng lúc 3 cái nút để cửa bẫy mở ra. Không ai trong số họ biết ngày giờ chính xác sẽ thi hành nhiệm vụ này
Cai ngục sẽ nhấn cùng lúc 3 cái nút để cửa bẫy mở ra. Không ai trong số họ biết ngày giờ chính xác sẽ thi hành nhiệm vụ này  

Chi tiết về việc xử giảo kiểu này đã xuất hiện trong một bài báo của nhà báo Mỹ-Charles Lane khi ông viết: “Khi nhấn vào một cái nút, lập tức cửa bẫy sẽ mở ra ngay bên dưới chân tử tội, và tử tội sẽ rơi thẳng xuống một cái lỗ vuông dưới sàn nhà. Cái móc gắn quanh cổ tử tội sẽ làm cho họ không sao nhúc nhích được. Khi mở cái cửa bẩy ra, cơ thể tử tội sẽ sụp qua cái lỗ vuông và treo lơ lửng người giữa tầng trên và tầng dưới, sau đó sẽ có một bác sĩ đến để kiểm tra tử tội đã chết hay chưa. Tầng dưới chỉ là một căn phòng bê tông, trông khá ảm đạm. Và, còn có một cái cống được thiết kế ngay giữa sàn nhà”. 

Hồi năm 2013, ông Masahiko Fujita, 66 tuổi – vào thập niên 1970, ông đã kinh qua nghề “đao phủ” – làm viên chức cao cấp tại nhà tù Osaka, nhớ lại một trong những tử tội bị hành quyết, rằng khuôn mặt người này khá nhợt nhạt nhưng dáng vẻ lại bình thản đến ngạc nhiên.

Theo ông Fujita, một khi tử tội được xác định là đã chết thì sợi dây thừng trên xác chết sẽ được nới lỏng, xác chết được đặt vào quan tài. Còn có một cửa sổ bí mật nơi mà giới chức nhà tù có thể nhìn xem buổi xử tội, cũng như luật Nhật thỉnh thoảng cũng yêu cầu các công tố viên đứng ra làm chứng, quan sát thời khắc xử tử các tử tội.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát được sùng kính ở Nhật và cả Đông Á
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát được sùng kính ở Nhật và cả Đông Á  

Quay trở lại văn phòng sau khi tận mắt chứng kiến buổi xử tử, các công tố viên có thể nhìn thấy trên sàn nhà được rắc nhiều muối - một loại bùa thiêng, có chức năng tiêu trừ ma quỷ, trục xuất hồn ma ra khỏi thân thể người sống.

Ngày 13/7 vừa qua, tử tội Masakatsu Nishikawa thức dậy trong buồng giam ở Trung tâm giam giữ Osaka và được nói rằng thời gian “lên đường” đã đến. Tại Hiroshima, thân nhân của ông là Sumida, 34 tuổi, cũng hay tin. Đó là khoảng thời gian để Nishikawa dùng bữa ăn cuối cùng , nhưng không được nói lời chào tạm biệt cho gia đình ở thế giới bên ngoài. Trên lối đi đến phòng hành quyết là một bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (Kannon).

Theo truyền thuyết Nhật, vị Bồ Tát này từng là một cô gái và đã nhận án tử vì tội đã cự tuyệt việc lấy chồng – người mà do cha mẹ ngài xếp đặt sẵn – nhưng lạ thay thanh kiếm của viên đao phủ bị gãy làm đôi trước khi nó kịp chạm đến người Bồ Tát. Bức tượng Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà các tử tù có thể nhìn thấy. Họ bị bịt mắt đi đến căn phòng nơi có “đao phủ” đang cầm cái móc chờ đợi sẵn…/.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.