Chuyện thật như đùa về “bài thuốc” chữa gãy xương bằng… thần giao cách cảm

Chỉ cần biết tên tuổi, nơi ở của bệnh nhân, vị thầy lang có thể chữa liền xương đã gãy mà không cần chẩn trị, thuốc men, thậm chí không cần gặp mặt người bệnh. Hàng trăm năm nay, gia đình một thầy lang người H’Re ở huyện miền núi An Lão (Bình Định) chưa từng chào thua trước ca gãy xương nào với cách thức chữa bệnh kỳ dị: Cầu khấn và niệm thần chú...

Chỉ cần biết tên tuổi, nơi ở của bệnh nhân, vị thầy lang có thể chữa liền xương đã gãy mà không cần chẩn trị, thuốc men, thậm chí không cần gặp mặt người bệnh. Hàng trăm năm nay, gia đình một thầy lang người H’Re ở huyện miền núi An Lão (Bình Định) chưa từng chào thua trước ca gãy xương nào với cách thức chữa bệnh kỳ dị: Cầu khấn và niệm thần chú...

Chữa bệnh bằng… lời khấn

Theo chân anh Đinh Văn Nam, Phó Trưởng công an xã chừng 20 phút đi xe máy và nửa giờ cuốc bộ, khách được dẫn đến ngôi nhà ở thôn 3. Trong nhà, người đàn ông trạc tuổi năm mươi đang mải xem vô tuyến. Thấy khách lạ, ông “xổ” ngay một hồi ngôn ngữ bản địa mà phải nhờ anh Nam phiên dịch mới hiểu ý hỏi: “Đứa nào gãy xương nhờ tao chữa hả?”.

Sau khi được giới thiệu có nhà báo dưới xuôi lên tìm hiểu cách chữa bệnh, ông Đinh Văn Nia mới tắt vô tuyến, trải chiếu cói mời khách. Không giấu nghề, vợ chồng ông sẵn sàng “thực nghiệm” cách chữa bệnh độc đáo “có một không hai” để khách “mở mang tầm nhìn”. Trước lúc bắt đầu, ông Nia cho biết đã chữa bệnh gãy xương hơn 30 năm và chưa từng bó tay trước đốt xương gãy nào. Sau khi thống nhất tình huống giả định anh Nam có một người bạn bị gãy chân, nay mang họ tên, địa chỉ đến cho thầy lang chữa bệnh, vợ chồng chủ nhà kéo khách ra ngoài rừng “trình diễn” cách chữa bệnh kì lạ.

Dụng cụ hành nghề của ông cực kỳ đơn giản: Chai rượu trắng, cây sáp ong, gạo trắng, nước suối, dây chỉ, tờ bạc giấy (tiền xu) và khúc gỗ tượng trưng cho chân hoặc tay bị gãy. Tất nhiên ông Nia nhắc đi nhắc lại đây chỉ là ví dụ, còn lễ khấn chữa chính thức phải diễn ra lúc sáng sớm dưới một gốc cây cổ thụ trong rừng. Vừa nói vừa làm, cụ lấy sợi chỉ xâu qua hai đồng tiền xu buộc lên cành cây. Bà vợ ngồi cạnh bên buộc thêm sợi chỉ nữa vào chiếc vòng tay tiếp tục treo lên cành. Bên dưới gốc cây, ông Nia đặt bình rượu cần, tay cầm nắm gạo rồi nhẩm đọc gì đó. Vừa đọc, ông vừa tung nắm gạo cho các hạt rơi vãi xung quanh. 
Vợ chồng ông Nia “biểu diễn” cách chữa bệnh gia truyền.
Vợ chồng ông Nia “biểu diễn” cách chữa bệnh gia truyền.

 Cuối cùng mới là nghi lễ quan trọng nhất: Dùng sợi chỉ quấn xung quanh khúc gỗ, đốt sáp cho nhựa sáp bám bên ngoài. “Nếu bị gãy nhẹ chỉ cần cúng ba bữa như thế sẽ khỏi bệnh, cúng vào lúc mặt trời vừa mọc mới thiêng”, ông Nia cho biết.

Bà Đinh Thị Nhát, vợ ông Nia cho biết thêm: “Lành bệnh hay không phần lớn nhờ vào câu thần chú. Bệnh nhẹ cúng ba bữa sẽ khỏi, nặng nhất thì cũng chỉ cúng một hai tháng”. Tất nhiên câu thần chú thế nào bà Nhát giữ bí mật là chuyện tất yếu. 

Giải thích lễ khấn, bà Nhát bảo rằng sợi chỉ sẽ nối liền đoạn xương gãy với nhau, còn nhựa sáp giống như lớp keo có tác dụng “dán” liền các đoạn xương gãy.

Cách nhà ông Nia không xa, người con Đinh Văn Đá cũng nắm được bí quyết chữa gãy xương tương tự. Vừa tròn tuổi 37, anh khoe đã có 7 năm kinh nghiệm trong nghề nhờ được người cha truyền dạy “bí quyết” lời khấn chữa bệnh. 

Hôm gặp chúng tôi, Đá vừa trở về từ suối với mớ cá câu được trên rổ. Thoáng nhìn chẳng ai ngờ được anh lại là “thần y” nổi tiếng trong vùng. Anh Đá tự tin khẳng định: “Dù không gặp mặt bệnh nhân nhưng qua tâm thức, mình có thể biết được bệnh tình của bệnh nhân đang thuyên giảm bao nhiêu phần trăm”. Hỏi làm thế nào để biết được anh lắc đầu không giải thích mà chỉ nói vắn tắt: “Mình thấy được chứ”. 

Bệnh nhân “tâm phục, khẩu phục”

Trước cách chữa bệnh “thật như đùa” này, khách đến tìm hiểu không khỏi băn khoăn đòi kiểm chứng. Tìm gặp anh Đinh Văn Hút (33 tuổi, ngụ thôn 3) là người từng trực tiếp được ông Nia chữa lành xương, anh cho biết cách đây bảy năm trong lúc trèo dừa đã bị rơi từ trên cao, gãy hai tay. 

Theo lẽ thường, Hút phải được đưa đến trạm y tế, bệnh viện để chữa trị nhưng gia đình không làm thế mà sang nhờ thầy Nia khấn nguyện “nối xương”.

“Gần hai tháng sau, xương mình liền lại và có thể cử động bình thường. Mình không uống bất kì loại thuốc gì, chỉ nhờ thầy Nia cúng thôi”, anh Hút kể lại. Có một điều trùng lặp như lời ông Nia khẳng định: Trong khi thầy làm lễ trên rừng, dù người bệnh cách xa đến mấy vẫn bị đau đớn do “xương đang được nối”. Đối chất với Hút, anh thừa nhận lúc sáng sớm, trong lúc thầy niệm chú bản thân anh có đau nhưng qua cơn đau thì lại cảm thấy chóng lành. 

Thấy tôi vẫn chưa tin, anh Phó công an xã bảo “thần y” Đá đưa tôi xem quyển sổ được xem như “hồ sơ bệnh nhân”. Xin trích nguyên văn “hồ sơ” hai người bệnh đang được anh Đá chữa trị: “Phan Thị Nga, 47 tuổi, thôn Mới, xã Chư RCam, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai bị té gãy cần cổ, bị liệt hai tay hai chân. Mình không cử động được” và “Mai Thị Lộc, 79 tuổi, thôn Thanh Sơn, xã An Tân, huyện An Lão, đau lưng, bị lệch xương cột sống phải”. 

Điều thú vị nữa, không chỉ chữa gãy xương, lệch xương cho người mà cách chữa này còn chữa khỏi cả… vật nuôi. Đồng bào H’Re hễ có con trâu, con bò bị gãy xương, trật khớp đều đến nhờ các “thần y” khấn chữa. Thủ tục chữa bệnh xương cốt cho vật nuôi được ông Nia giới thiệu: “Mình chỉ cần biết con bò, con trâu là đực hay cái; bao nhiêu tuổi, bị gãy chỗ nào và tên chủ nhà”.

Lưu ý duy nhất trong cách chữa bệnh này mà người chữa nhắc nhở người bệnh tuyệt đối tuân theo là không được ăn cay, đặc biệt nếu ăn lại trái cây rừng đã bị chim thú ăn trước thì “vô phương cứu chữa”. Ông Nia giải thích: Thức ăn thừa sẽ khiến câu thần chú mất hiệu nghiệm. Cả ông Nia lẫn anh Đá đều khẳng định mình không hề chữa bệnh theo lối mê tín, cuồng tin mà là cách chữa trị gia truyền do cha ông truyền lại. 

Có trăm cây vàng cũng không bán nghề 

Hỏi rằng muốn học nghề phải làm thế nào, mất bao lâu, vợ chồng ông Nia nhìn tôi cười. Hai người bảo rằng dù có mang cả trăm cây vàng cũng chưa chắc đã dạy cho bởi cách chữa bệnh này là “bảo bối” của gia tộc. “Ngoài những người trong dòng họ, phải những người nào nếu có ý chí vượt khổ, tấm lòng thương người mới được truyền dạy”, ông Nia nói.

Ông Nia nhớ lại trước đây có nhiều người từng đến nhà nhờ truyền nghề. “Người ta mang vàng bạc nhiều lắm nhưng mình không chịu. Chúng mất nhiều tiền để học nghề nên cũng sẽ lấy nhiều tiền của người bệnh”, ông nêu quan điểm. Theo ông, để học bí quyết này cần nhất là cái tâm, nếu ai muốn giúp người mà đến xin học thì dù không nhận đồng xu nào ông cũng sẵn sàng truyền dạy. Lễ vật không thể thiếu trong lễ dâng thầy ngày đầu nhập môn là chai rượu trắng và mấy đồng tiền xu.

Tò mò hỏi về chi phí chữa bệnh, ông cho biết giá mỗi ca chữa liền xương bằng cách cúng bái là từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng tùy theo mức độ gãy xương nặng nhẹ. Để giữ uy tín và chứng minh mình không phải là “lang băm”, ông chỉ nhận trước 50% tiền công, khi nào người bệnh khỏi hẳn thì mới phải mang số tiền còn lại đến trả.

Vẫn mang trong lòng nỗi nghi hoặc về biệt tài chữa bệnh này, chúng tôi cũng đã tìm đến chính quyền địa phương để tìm hiểu sự việc. Tìm đến trụ sở UBND, Phó Chủ tịch xã, chị Thái Kim Dung khẳng định: “Đúng là ở địa phương, cha con ông Nia đã có bí quyết chữa gãy xương, lệch xương nổi tiếng xưa nay. Điều đặc biệt các thầy lang này chữa bệnh nhưng không cần biết mặt mũi người bệnh thế nào, thế mới lạ”. 

Giải thích vì sao họ lại có những biệt tài đó, chị Phó Chủ tịch xã cho biết đó là những bí quyết của người bản địa từ ngàn đời nay mà khoa học chưa thể giải thích. “Nếu có thể thì các nhà khoa học nên vào cuộc để khám phá bí mật, biết đâu lại tìm ra phương thức áp dụng đại trà nhân rộng phương pháp cứu người”, chị Dung nói.

Theo Pháp luật & Thời đại

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.