Chuyện Tết thời hiện đại

Tết xưa - Tết nay dù có đổi thay nhưng giá trị không dời. (Ảnh: TNO)
Tết xưa - Tết nay dù có đổi thay nhưng giá trị không dời. (Ảnh: TNO)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoà nhịp với dòng chảy thời đại, không thể phủ nhận Tết thời hiện đại mang đến những sắc thái mới mẻ nhưng phải chăng đôi khi ta đã lãng quên đi những điều từng có?

“Tết này chẳng giống Tết xưa”

Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, là tiết lễ đầu tiên trong năm, mở đầu cho một năm mới với bao niềm tin và hy vọng. Bao đời nay, với mỗi người dân, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Chả thế mà, những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn nhớ về cội nguồn, nhớ về ngày Tết yêu thương tại nơi “chôn nhau cắt rốn”.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, những phong tục cổ truyền Tết Nguyên đán đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt vẫn được ông cha ta lưu giữ trọn vẹn. Với những thế hệ trước, Tết là một ký ức rất sâu sắc, đậm đà, khó quên và khó tả. Tết đối với ký ức mỗi người sẽ có những điểm đặc sắc khác biệt, trong đó ghi dấu ấn nhất có lẽ vẫn là phong vị, là những nét văn hóa thật đẹp còn đọng lại trong tâm thức về một cái Tết xưa.

Ngày nay, cuộc sống thay đổi, văn hoá đón Tết của người Việt cũng ít nhiều đổi thay. Chạy theo guồng quay của xã hội hiện đại, Tết dường như là thời điểm tất bật nhất trong năm, nhịp sống bỗng chốc trở nên nhanh hơn, vội vã hơn và cũng vì thế mà đôi khi Tết lại “xuề xòa” hơn so với ngày trước.

Nếu phong vị Tết xưa là “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, một cái Tết không thể thiếu dưa hành, thịt mỡ, bánh chưng mang đậm văn hóa ẩm thực của người Việt hay câu đối, cây nêu, tràng pháo những vật trang trí trưng Tết. Giờ đây, mâm cỗ Tết, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng vẫn còn nhưng không đủ đầy mà thêm vào đó là những món phương Tây sang trọng, đa dạng được bày ra tiếp khách.

Hình ảnh ông đồ, câu đối cũng ít xuất hiện, nhà nhà giờ đây đã không còn chưng câu đối nữa mà thay vào đó là các sản phẩm trang trí thời công nghệ mới. Cây nêu ở các thành phố lớn hầu như vắng bóng, chỉ còn ở miền quê vẫn duy trì nhưng được thay đổi chất liệu. Đặc biệt, hình ảnh tràng pháo gần như chỉ còn trong ký ức, mặc dù Giao thừa vẫn còn tiếng pháo đì đùng nhưng hình ảnh tiếng pháo rộn ràng, râm ran đã không còn nữa.

Tương tự, việc sắm Tết, chuẩn bị đồ Tết cũng không còn như trước, nếu ngày xưa Tết Nguyên Đán được chuẩn bị trước từ nhiều tháng, từ chăm sóc mấy bụi dong, khóm chuối để chuẩn bị lá; dành riêng loại gạo, loại đậu ngon nhất để gói bánh chưng; vỗ béo đàn gà, con lợn chờ đến ngày Tết. Đến đêm Giao thừa cả gia đình quây quần bên bếp lửa nấu một nồi bánh chưng, ôn lại những câu chuyện của năm cũ và chuẩn bị đón một năm mới sang.

Giờ đây, bánh chưng gói sẵn được bày bán, được ship tận nhà mọi lúc, mọi nơi. Các chị, các mẹ cũng không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu, đồ ăn từ trước, Tết hiện đại chỉ cần dạo quanh một vòng siêu thị, đi chợ vào những ngày giáp Tết hay đi chợ online, mọi thứ đã sẵn sàng để cả gia đình đón xuân vui vẻ, đủ đầy. Cũng vì sự tiện lợi từ các sàn thương mại điện tử mà hình ảnh cả gia đình tất bật đi sắm Tết, ướm thử bộ quần áo, ăn thử mấy miếng mứt ngày càng trở nên hiếm gặp.

Thành ngữ “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” cũng đã được đổi thay bởi Tết thời hiện đại, giờ đây ngày mùng không còn quá quan trọng, việc chúc Tết tiện lợi lúc nào thì thực hiện lúc đó, miễn tròn lòng thành kính. Ngày nay, những ngày đầu năm, nhiều nhà thiên về du xuân, chơi xuân, xu hướng du lịch Tết đang ngày phổ biến. Nhiều gia đình chọn cách đi du lịch nước ngoài hay đến các địa điểm du lịch trong nước để đổi gió, tận hưởng những điều thú vị cũng như giảm căng thẳng sau một năm làm việc đầy vất vả.

Nếu Tết xưa lỡ như không kịp trở về nhà đón một cái Tết đủ đầy, nỗi niềm xa nhà chỉ được gửi thông qua những lá thư thì nay cách tỏ lòng cùng người thân từ xa đã có sự trợ giúp của công nghệ, kéo gần mỗi người, mỗi gia đình lại khi xuân đến. Niềm an ủi của những người con xa quê đó là những cuộc gọi video, là tin nhắn hình ảnh, là livestream để gặp nhau trực tiếp trên thiết bị công nghệ. Không chỉ vậy, giờ đây mỗi lời chúc, phong bao lì xì Tết cũng có thể “số hóa” trên môi trường mạng, với tốc độ cao, đa dạng hình thức, màu sắc, nội dung không giới hạn chỉ với một dòng tin nhắn hay một cái quét QR là đã có thể san sẻ yêu thương.

Nếu ở Tết xưa, mỗi khi đại gia đình tụ họp sẽ tổ chức những trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh bài, bầu cua tôm cá… để cùng chơi với nhau. Tết nay, những trò chơi dân gian ấy vẫn còn được giữ lại, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều hình thức giải trí công nghệ xuất hiện. Ngoài cùng nhau chơi các trò chơi điện tử, mọi người còn có thể cùng hát karaoke, quay TikTok…

Tết đổi thay, giá trị không dời

Lì xì thời 4.0. (Ảnh: Channel News Asia)

Lì xì thời 4.0. (Ảnh: Channel News Asia)

Không thể phủ nhận theo từng năm phong cách đón Tết của người Việt dần đổi thay, đó là quy luật tất yếu khách quan. Có thể thấy, đời sống hiện đại đã làm cho Tết có một màu sắc rất khác Tết của xưa kia, giờ đây khái niệm “ăn Tết” đã được thay thế dần bởi cụm từ “nghỉ Tết, chơi Tết”. Trong đó, công nghệ số đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của con người trên nhiều phương diện, trở thành công cụ hữu ích giúp người dân chuẩn bị chu đáo cho ngày Tết cũng như giải quyết được vấn đề khoảng cách về không gian, địa lý, tăng cường sự giao lưu, giao tiếp xã hội.

Có thể thấy không phải sự thay đổi nào cũng là xấu, trong khi những nét đẹp truyền thống vẫn được gìn giữ, không bị mai một, ngày Tết giờ đây trở nên thuận tiện hơn khi công nghệ trở thành một phần không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Tết hiện đại - Tết thời công nghệ số và Tết truyền thống đang ngày càng giao thoa, hoà trộn đem đến những hương vị mới giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại.

Thế nhưng, nhiều quan điểm cho rằng, Tết nay đã không còn được như Tết xưa, Tết đang ngày một “nhạt” dần, không còn thực sự vui vẻ, thích thú như trước. Một phần chính là ảnh hưởng từ lối sống hiện đại, nhiều phong tục, tập quán hay những thói quen của cha ông bị “cắt giảm” trong những ngày Tết. Rồi cũng chính vì công nghệ thứ giúp con người “nhẹ gánh” lại cũng chính là thứ lấy đi không khí, cảm xúc Tết đến, xuân về của nhiều năm về trước.

Là một người yêu Tết và đã có thời gian trải qua hai kiểu tết xưa và nay, chị L.Lan (40 tuổi, Hà Nội) không đồng tình với ý kiến trên, chị cho rằng theo thời gian dù Tết có đổi thay nhưng giá trị thì không dời. “Tôi nhận thấy chuyện Tết xưa, Tết nay có sự khác biệt đơn giản là vì ở mỗi thời điểm, mỗi thế hệ sẽ có cho mình những cách tận hưởng Tết phù hợp với quan điểm sống. Chuyện Tết “mặn”, “nhạt” không nằm ở những điều trên mà do chính cách nghĩ, cách hiểu của mỗi người. Tết sẽ luôn là một dịp đặc biệt miễn rằng bạn luôn cảm nhận được những giá trị của ngày Tết quanh mình, bằng cách này hay cách khác”, chị L.Lan chia sẻ.

Qua câu trả lời trên, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán xưa nay vẫn giữ nguyên các giá trị tinh túy của mình, vẫn luôn ẩn chứa niềm vui, niềm mong đợi của mọi người dân. Tết Nguyên Đán có “nhạt” hay không, không phải do Tết xưa hay Tết nay mà do họ chưa tìm ra được vẻ đẹp thực sự của Tết Nguyên Đán trong thời hiện đại để mà thấy rằng Tết vẫn vui, vẫn “mặn”.

Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên Đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của người Việt. Tết dù ở thời nào, công nghệ có phát triển đến đâu thì trong tâm khảm của người Việt - Tết vẫn là dịp để mọi người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, như: ăn ngon, mặc đẹp, nói điều hay lẽ phải, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát lộc phát tài”… Đặc biệt, Tết là dịp quan trọng để hướng về cội nguồn, gia đình đoàn viên, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Đọc thêm

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).