Những người đàn bà ở làng Quyết Thắng (xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) vốn thủy chung, chịu thương chịu khó, hiếu trung đủ đường, thế mà lại gặp bất hạnh bởi người đàn ông của họ phản bội lại tấm lòng trinh trung son sắt, để đi tìm thú vui từ vợ hai, vợ ba… Đàn ông đua nhau đổ đốn lấy nhiều vợ, bỏ nhà đi biền biệt, để chị em ôm con ấm ức khóc thầm đêm đêm…
Vọng phu sau lũy tre làng
Đêm nay, gió đông lại ùa về lạnh lẽo. Chị Vân, 39 tuổi, ở xóm 4, bồng con lên giường đi ngủ trong sự cô đơn như bao đêm khác. Đứa trẻ lên 3 khóc mếu trong chiếc chăn nhàu nát. Nó có biết đâu mẹ nó cũng đang xé ruột xé gan, tan nát cõi lòng vì thiếu vắng người đàn ông trụ cột trong gia đình. Anh ta đã bỏ chị theo người làng đi làm thợ mộc tận Quảng Trị rồi kiếm vợ hai và ở luôn trong đó. Chị Vân đợi chờ đến hóa đá giữa lòng Quyết Thắng…
Ba năm rồi, kể từ khi chồng chị Vân theo cánh thợ mộc về thăm nhà lần cuối, ba đêm thăm nhà và chung đụng đã có thêm thằng cú Tí này đây, rồi anh đi biền biệt đến giờ. Thỉnh thoảng, cứ có cánh thợ trong làng từ miền Trung về là chị Vân lại bồng con ra nghe ngóng xem chồng mình thế nào? Lần nào hỏi thăm, chị cũng rơi vào hoang mang lo sợ anh không về nữa. Có người nói anh chung sống với người đàn bà hơn anh 2 tuổi. Có người bảo, anh lại kiếm được cô gái trẻ và có thêm đứa con trai kháu khỉnh, như vậy anh sẽ không về với chị nữa.
Vọng phu sau lũy tre làng
Đêm nay, gió đông lại ùa về lạnh lẽo. Chị Vân, 39 tuổi, ở xóm 4, bồng con lên giường đi ngủ trong sự cô đơn như bao đêm khác. Đứa trẻ lên 3 khóc mếu trong chiếc chăn nhàu nát. Nó có biết đâu mẹ nó cũng đang xé ruột xé gan, tan nát cõi lòng vì thiếu vắng người đàn ông trụ cột trong gia đình. Anh ta đã bỏ chị theo người làng đi làm thợ mộc tận Quảng Trị rồi kiếm vợ hai và ở luôn trong đó. Chị Vân đợi chờ đến hóa đá giữa lòng Quyết Thắng…
Ba năm rồi, kể từ khi chồng chị Vân theo cánh thợ mộc về thăm nhà lần cuối, ba đêm thăm nhà và chung đụng đã có thêm thằng cú Tí này đây, rồi anh đi biền biệt đến giờ. Thỉnh thoảng, cứ có cánh thợ trong làng từ miền Trung về là chị Vân lại bồng con ra nghe ngóng xem chồng mình thế nào? Lần nào hỏi thăm, chị cũng rơi vào hoang mang lo sợ anh không về nữa. Có người nói anh chung sống với người đàn bà hơn anh 2 tuổi. Có người bảo, anh lại kiếm được cô gái trẻ và có thêm đứa con trai kháu khỉnh, như vậy anh sẽ không về với chị nữa.
Không có đàn ông, phụ nữ phải làm mọi việc nặng nhọc. |
Anh ta đã đem cả trái tim chị đi, để mẹ con chị côi cút trong đói nghèo. Từ lúc đi làm ăn xa đến giờ, chẳng bao giờ anh gửi cho chị đồng nào đong gạo nuôi con. Ấy thế mà, đêm đêm, nằm nghe ngóng, có tiếng xe máy gần cửa, là chị vẫn hồi hộp như chồng đang về sát cửa. Nhưng rồi, tiếng xe máy cứ xa dần, niềm hy vọng vuột mất, còn lại chỉ là nỗi đau tê dại cõi lòng thiếu phụ chờ chồng. Chung số phận với chị Vân, ở cái làng Quyết Thắng này còn nhiều chị em đồng cảnh ngộ. Chị Minh, 38 tuổi, có 4 con, ở xóm 5, còn bạc bẽo hơn. Tết năm trước, ông chồng cùng phường mộc từ Nghệ An trở về vào chiều 30. Những tưởng là Tết ấy được đoàn tụ vui vầy và ấm cúng, ai dè, lẽo đẽo theo sau ông chồng là bà vợ hai còn trẻ măng với đứa con đỏ hỏn trên tay. Chị Minh la làng ăn vạ, nhưng chẳng mấy ai thèm để ý. Cả cái làng này và cả xã này nữa, rất nhiều ông có vợ hai, vợ ba, rồi thì bồ bịch lung tung beng cả lên. Có lẽ, cái sự thật trớ trêu là xung quanh có rất nhiều chị em cũng kém may mắn như chị Minh, nên chị thấy được an ủi, đành ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua cái Tết buồn. Không chỉ các bà vợ tuổi đã xế chiều gặp cảnh chồng mình bồng bế vợ hai, vợ ba trở về mà còn nhiều chị em trẻ, vừa mới lấy chồng đã rơi vào cảnh chăn đơn gối chiếc. Buồn lắm cho Ngân, cô gái ấy mới 21 tuổi, có 2 đứa con, chồng đi làm tận Quảng Ninh, mà hơn năm nay không về. Năm rồi, anh ta điện thoại bảo Tết về, Ngân mừng lắm. Nhưng rồi, đi cùng anh ta về làng còn có cả cô vợ hai. Ngân nói: “Trước đây, em cũng biết trong nhóm thợ cùng làng của anh ấy có tới 7 người đã có con riêng. Vẫn biết đến lúc nào đó anh ấy cũng phản bội em, nhưng không ngờ lại nhanh thế. Giờ em không còn biết buồn là gì nữa, cái em lo ngại thì đã đến rồi, bây giờ chỉ biết im lặng chịu đựng”. “Mẹ ơi, bố đâu?” Đó là những câu thường trực mà các em nhỏ ở ngôi làng này hay hỏi mẹ chúng, những câu hỏi như xát muối vào ruột gan những phụ nữ nông thôn này. Vẫn là thói quen chịu đựng và nhịn nhục, gượng cười cho đỡ rơi nước mắt. Nhiều chị em đành nói dối: “Bố đi làm ăn xa kiếm tiền mua quà cho con”. Chị Trần Thị Hà, 29 tuổi, ở xóm 4 kể: “Anh chồng tôi về một lần, rồi đi biệt tăm luôn. Thằng cu thứ hai giờ đã 2 tuổi rồi mà không thấy mặt bố. Khi nó hỏi bố đâu, tôi chỉ biết nói là đi làm ăn xa, vài bữa sẽ về”. Nói rồi chị Hà khóc. Chị thương đứa con dại không được hưởng hơi ấm của người cha, thậm chí chưa biết gương mặt vuông tròn của người cha thế nào. Câu chuyện về những đứa bé thiếu cha mới thương cảm. Không thấy cô con gái lên Lan, 7 tuổi, đi học về, chị K. liền đến trường tìm. Chị thấy con gái đang ngồi ở lớp khác để học tiếp. Hóa ra, Lan muốn được học cho hết ngày mới về. Lý do mà Lan cố tình vào nhầm lớp là em muốn ở lại trường để được nói chuyện với bạn bè, thay vì lủi thủi trong căn nhà không có mặt cha. Gia đình em Khanh, 9 tuổi, rất nghèo. Mẹ em lăn lộn đủ nghề để kiếm sống. Bố làm thợ mộc ở Hòa Bình, lâu lắm rồi không về. Ít khi gia đình em có giây phút quây quần bên nhau. Bố đi biền biệt, mẹ lo kiếm tiền nên cũng vắng nhà liên miên. Nhiều hôm, đi học về, em phải tự kiếm đồ ăn, có hôm nhịn đói vì không có gì cho vào bụng. Thế nên, những hôm nghỉ học, Khanh thường có mặt tại tiệm internet trên thị tứ, cách làng 5km để chát chít. Có những buổi em đi chơi với bạn rồi ngủ luôn lại nhà bạn mà không ai hỏi han gì. Mẹ thì vất vả lo toan, không trông nom được con, còn bố em thì bỏ mặc hai mẹ con. Không biết rồi tương lai của em sẽ ra sao khi cứ mãi bị bỏ quên thế này? Chị em ở ngôi làng bé nhỏ này thường cố gắng làm ngơ với những lời hỏi thăm của bàn dân thiên hạ về đức ông chồng của họ. Trong tâm họ thầm mong sao các ông chồng còn chút lương tâm với gia đình, thi thoảng gửi về ít tiền để trang trải cuộc sống và nuôi con. Còn quyền lợi làm vợ, chị em đâu dám mơ được trọn vẹn như tiêu chuẩn ở đời. Khổ nhất là bọn trẻ sinh ra và lớn lên thiếu bố. Chúng sẽ ra sao khi mà mẹ mải mê lo cuộc sống, bố thì bồ bịch lăng nhăng, rồi đi biệt xứ không về?(Còn tiếp)…
Theo Thành Văn
VTC news
VTC news