Chuyện những thành phố kết nghĩa với Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong một thập kỷ qua, Hà Nội đã kết nghĩa với nhiều thành phố trên thế giới, ví như Viêng Chăn (Lào), Seoul (Hàn Quốc), Fukuoka (Nhật Bản), Yerevan (Armenia),… Các thành phố kết nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược quan trọng của Thủ đô trên nhiều khía cạnh đời sống, kinh tế, xã hội.

Hợp tác toàn diện với Viêng Chăn

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội, Thủ đô Viêng Chăn (Lào) cắt băng khai mạc triển lãm ảnh và trưng bày giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn vào ngày 10/8/2022.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội, Thủ đô Viêng Chăn (Lào) cắt băng khai mạc triển lãm ảnh và trưng bày giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn vào ngày 10/8/2022.

Việt Nam và Lào từ xưa đến nay đã duy trì mối quan hệ keo sơn, gắn bó thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc. Những năm qua, mối quan hệ hợp tác, kết nghĩa giữa Thủ đô hai nước cũng không ngừng được thắt chặt, phát triển toàn diện trên tất cả các kênh, với nhiều dự án hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quân sự, giao lưu nhân dân… Một trong những biểu hiện rõ thấy nhất là kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường Lào 6 tháng năm 2022 đạt 74,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội 6 tháng năm 2022). Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Lào 6 tháng năm 2022 đạt 98,3 triệu USD.

Nhân dịp Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022, thành phố Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện gồm Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, với chủ đề “Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển” và Không gian triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn,… Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện này, Phó Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Phouvong Vongkhamsao đã có mặt tham dự và một lần nữa khẳng định, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện của hai dân tộc Lào - Việt Nam đã được khắc sâu trong lịch sử của hai dân tộc.

Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là về cơ hội và thế mạnh trong thu hút đầu tư của hai Thủ đô Viêng Chăn và Hà Nội, nhằm luôn giữ được vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của hai nước nói chung và hai Thủ đô nói riêng. Đồng thời, tiếp tục thiết lập hợp tác xây dựng kinh tế chung mở cửa ra thế giới bên ngoài trong cơ chế hợp tác toàn diện, phát huy cơ hội, thế mạnh về kinh tế và tài nguyên sẵn có để đạt kết quả cao nhất. Các doanh nghiệp của Lào đầu tư tại Hà Nội trong một số lĩnh vực như: Thương mại, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; sửa chữa ô tô, xe máy… Mặt khác, các bên cũng có cơ hội tìm hiểu, thiết lập đối tác chiến lược về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Sự hỗ trợ quan trọng từ Seoul và Fukuoka

Hà Nội và Seoul (Hàn Quốc) là hai thành phố có nhiều điểm tương đồng và đã duy trì mối quan hệ kết nghĩa bền chặt hơn 20 năm qua. Thời kỳ đầu, hai thành phố chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng chính phủ điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, quản lý lũ lụt; sau đó mở rộng sang cả các lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

Việc tăng cường hợp tác với Seoul trên nhiều lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Đơn cử, khi Hà Nội xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, sự giúp đỡ và hợp tác với Seoul đã góp phần giúp thành phố Hà Nội rút ngắn quá trình xây dựng và phát triển chiến lược này, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, nhằm đạt được mục tiêu hướng tới của Hà Nội là xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh, phát triển.

Mặt khác, tỉnh Fukuoka và thành phố Hà Nội đã ký kết biên bản hợp tác từ năm 2008. Đến nay hai bên đã triển khai rất nhiều hoạt động giao lưu hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, môi trường, giao lưu thanh, thiếu niên. Đặc biệt, 2018 là năm kỷ niệm 10 năm tỉnh và thành phố kết nghĩa, để các thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược này, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa tỉnh Fukuoka và thành phố Hà Nội.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hà Nội và tỉnh Fukuoka tại Hội thảo Xúc tiến hợp tác nông nghiệp giữa TP Hà Nội và tỉnh Fukuoka vào năm 2018.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hà Nội và tỉnh Fukuoka tại Hội thảo Xúc tiến hợp tác nông nghiệp giữa TP Hà Nội và tỉnh Fukuoka vào năm 2018.

Trong hơn một thập kỷ thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác Hà Nội và Fukuoka đã đem lại nhiều kết quả đáng chú ý trong các lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải, giáo dục, giao lưu văn hoá. Tiêu biểu có thể kể đến: Dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka – Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn; Biên bản ghi nhớ về phát triển ô chôn lấp rác thải theo phương pháp chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka giữa hai Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và tỉnh Fukuoka; Bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật theo chương trình đối tác JICA đối với dự án Tăng cường phát triển ô chôn lấp hợp vệ sinh tại Hà Nội…

Trong lĩnh vực giáo dục, tháng 9/2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Cục Xúc tiến giáo dục tư thục, Hiệp hội Giáo dục tư thục tỉnh Fukuoka đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về tổ chức giao lưu học sinh giữa hai thành phố Hà Nội – Fukuoka, theo đó, hàng năm Hà Nội tiếp nhận 60 học sinh Fukuoka và cử 20 học sinh Hà Nội sang Nhật Bản để học tập, giao lưu. Năm 2017, thành phố đã tiếp đón 60 học sinh tỉnh Fukuoka và cử 40 học sinh Hà Nội sang Nhật giao lưu văn hóa, giáo dục. Đây là một trong những chương trình hợp tác rất có ý nghĩa, cần được nhân rộng đối với học sinh, phụ huynh và trường học của hai nước nhằm tăng cường hiểu biết, giao lưu và học tập về giáo dục, văn hóa.

Hà Nội cũng đã đề xuất hợp tác cùng Nhật Bản nói chung và tỉnh Fukuoka nói riêng trong lĩnh vực nông nghiệp với các nội dung như: Hợp tác sản xuất và tiêu thụ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao; Hợp tác trong sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm; Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; Hợp tác đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ…

Mối quan hệ học hỏi qua lại từ Yerevan

Sau khi Armenia tuyên bố độc lập năm 1992, Việt Nam và Armenia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, mở đường cho quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và người dân hai nước. Hiện nay mối quan hệ giữa Armenia và Việt Nam đang ngày càng tốt đẹp hơn.

2019 là năm mối quan hệ hai nước Armenia và Việt Nam nâng cao hơn khi có mối quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố Yerevan và Hà Nội.

2019 là năm mối quan hệ hai nước Armenia và Việt Nam nâng cao hơn khi có mối quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố Yerevan và Hà Nội.

Armenia có nền văn minh lâu đời 4.000 năm nay và có Thủ đô Yerevan lâu đời nhất thế giới nhưng vẫn mong muốn được học hỏi nhiều kinh nghiệm phát triển từ Thủ đô Hà Nội. Ngược lại, Hà Nội cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của Armenia trong việc bảo tồn và phát triển di sản, các công trình kiến trúc của Thủ đô.

2019 là năm mối quan hệ hai nước được nâng cao hơn khi có mối quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố đã khẳng định hai nước còn nhiều tiềm năng phát triển trên nhiều lĩnh vực như về du lịch, giao lưu văn hóa, thương mại,… Thành phố Hà Nội sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong việc trong 30 xây dựng và phát triển Thủ đô cũng như đất nước Việt Nam; sẵn sàng hỗ trợ giao lưu văn hóa giữa hai bên; hỗ trợ đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ Armenia sang biểu diễn tại phố đi bộ Hà Nội…

Qua kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, việc xây dựng mối quan hệ kết nghĩa cấp địa phương sẽ là nền tảng cho sự phát triển của hai nước. Trong thời gian tới, Hà Nội đang hướng tới tăng cường hoạt động kết nghĩa với các thành phố khác, trong đó có thành phố Los Angeles (Mỹ). Los Angeles được mệnh danh là thành phố của phim ảnh nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa. Đây là thành lớn thứ hai của Mỹ nhưng đóng góp GDP nhiều nhất, có nền kinh tế đa dạng, như hàng không, công nghệ liên quan tăng trưởng xanh. Điều quan trọng là thành phố có một cộng đồng người Việt rất lớn; thế hệ người Việt Nam mới sinh ra ở đây rất đông đảo. Phía thành phố Los Angeles cũng đã bày tỏ mong muốn kết nghĩa với Hà Nội để tăng thêm cầu nối hiệu quả cho quan hệ hai nước.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.