Chuyện những nữ luật sư miệt mài theo tháng năm…

(PLVN) - Họ là những người phụ nữ thành đạt và nổi tiếng với vai trò luật sư. Ở tuổi “ngoại lục tuần”, những nữ luật sư ấy vẫn đầy sắc sảo, mạnh mẽ, đứng về phía công lý và điều thiện, giúp đời, giúp người.

Nữ luật sư của phụ nữ và trẻ em

Danh hiệu đó được nhiều người âu yếm dành cho nữ Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM và là thành viên Tổ tư vấn pháp lý miễn phí của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP HCM. Đối tượng mà Luật sư Ngọc Nữ luôn hướng đến để trợ giúp pháp lý, giúp đỡ chính là phụ nữ, trẻ em, những người bị yếu thế và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.

Với tôn chỉ “không bao giờ từ chối phụ nữ và trẻ em”, suốt hơn nửa cuộc đời mình, bà bảo vệ, giúp đỡ họ bằng kiến thức pháp luật, bằng hoạt động thiện nguyện xã hội mạnh mẽ. Bà đã đem đến sự trợ giúp pháp lý miễn phí trong việc tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra đến khi kết thúc vụ án cho các em bị bạo hành, bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi...

Năm 2014, sau khi được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM, bà đã có thêm những cộng sự hết sức chân thành. Đó là những luật sư, thẩm phán đã nghỉ hưu tình nguyện tham gia vào công tác bảo vệ trẻ em hoàn toàn miễn phí tại các phiên tòa. Với bà và cộng sự, tuổi tác dường như chỉ là con số và những rào cản về sức khoẻ không làm chùn bước những con người có trái tim nhân hậu và nhiệt thành.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ.

Trong quá trình hành nghề luật sư cho đến tuổi hưu trí tiếp tục hoạt động xã hội, Luật sư Ngọc Nữ đã bảo vệ cho hơn 25 trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm; tư vấn cho 54 trường hợp bị xâm hại tình dục; tham gia 7 phiên tòa tranh chấp quyền nuôi con; bảo vệ và tham gia giải quyết các vụ án ly hôn, trong đó phần nhiều là hoà giải thành công; bảo vệ cho 7 em bị bạo hành; giúp đỡ 25 trường hợp trẻ em bị lạm dụng, sàm sỡ và bị bạo hành; 50 trường hợp trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi được làm giấy khai sinh; 54 trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường... thông qua đường dây nóng 18009069 và nhiều kênh khác.

Trong mọi hoạt động của mình, Luật sư Ngọc Nữ cùng cộng sự chủ động phối hợp với Hội LHPN thành phố, Hội LHPN tại địa phương đảm bảo các quy trình, các bước bảo vệ cho trẻ em, phụ nữ được an toàn và nhận được sự đối xử công bằng, được bảo vệ và chăm sóc. Có không ít trường hợp, bằng sự nhạy bén của phụ nữ lẫn sự thiện tâm, sau khi giám định pháp y đưa ra kết quả trẻ bị xâm hại, bà đã kịp thời can thiệp để đưa các em nhỏ đi điều trị tâm lý, tránh các biến chứng sau sang chấn.

Là một người đấu tranh để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, Luật sư Ngọc Nữ không ngần ngại khi thẳng thắn “chỉ tội” những kẻ thủ ác trước phiên toà, cũng như mạnh mẽ lên tiếng trước những sai trái tồn tại trong hệ thống xét xử đây đó.

Sự mạnh mẽ không khoan nhượng đã gây ra cho bà không ít phiền toái, thậm chí nguy hiểm. Đã có những vụ việc bà bị người nhà bị cáo tấn công ngay sau phiên toà vì đã đem lại công lý cho bị hại, khiến kẻ có tội phải bị trừng phạt trước pháp luật. Đã có những “món quà” không mong muốn mang theo lời hăm doạ gửi đến, đã có không ít cuộc gọi nhằm khủng bố tinh thần... Nhưng Luật sư Ngọc Nữ chia sẻ, đã dấn thân, đã nhận cho mình trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bà cũng đã xác định được những mối nguy hiểm chực chờ.

Với mong muốn trang bị kiến thức pháp luật cho các đối tượng người dân trong xã hội, Luật sư Ngọc Nữ đã hết mình trong các công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Bà đã thực hiện khoảng 61 phiên tòa giả định tại các trường trung học cơ sở, tiểu học về bạo lực học đường, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống ma túy, phòng chống tai nạn giao thông…; tổ chức tuyên truyền pháp luật miễn phí cho công nhân lao động; tư vấn pháp lý cho các nạn nhân bị bạo lực, xâm hại, hỗ trợ về tố tụng khi có yêu cầu...

Với những cống hiến của mình, bà đã không ít lần nhận được khen thưởng từ nhiều tổ chức, đơn vị. Trong đó có 2 bằng khen của UBND TP HCM cho việc đóng góp tích cực trong thực hiện các chương trình xã hội - từ thiện nhiều năm; được bình chọn, tuyên dương là tấm gương thầm lặng mà cao cả lần thứ 3 - năm 2018 và có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ trẻ em năm 2019. Luật sư Ngọc Nữ cũng là một trong 10 cá nhân được vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020.

Ở tuổi 65, Luật sư Ngọc Nữ vẫn chưa chùn chân, mỏi gối trong các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em. Bà sẵn sàng lên đường ngay khi có người cần đến, bất cứ lúc nào, ở đâu. Thời điểm TP HCM trong tâm dịch với bao mất mát, đau thương, đối tượng mà bà và các cộng sự hướng đến để giúp đỡ chính là các em nhỏ mồ côi, mất đi người thân do Covid-19. Từ tháng 8/2021 đến nay, các luật sư của Chi hội luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM đã tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 44 trẻ mồ côi. Trong đó, nhiều trẻ chưa được khai sinh, không có thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân khi đã đủ 14 tuổi, chưa được đến trường…

Những người phụ nữ không có tuổi

“Tôi thuộc về những người phụ nữ nghèo”, câu nói ấy của Luật sư Trương Thị Hòa đã trở thành một “thương hiệu” khi người ta nhắc đến nữ luật sư danh tiếng này.

45 năm làm nghề luật sư, Luật sư Trương Thị Hòa từng tự hào cho biết, bà chưa bao giờ từ chối bào chữa cho người nghèo nào. Bởi, bà tự nhận mình là “luật sư của người lao động nghèo”. Đối tượng mà nữ Luật sư Trương Thị Hòa đặc biệt hướng tới cũng là những người phụ nữ, nhất là những phụ nữ đang trong hoàn cảnh khó khăn. Luật sư Hòa từng chia sẻ, là một phụ nữ, bà hoàn toàn thấu hiểu nỗi khổ của người làm vợ, làm mẹ, nhất là khi lâm vào những hoàn cảnh như bị chồng ngoại tình, đánh đập, ruồng rẫy, phải va vào những bi kịch không lối thoát. Sự thấu hiểu, cảm thông và thương yêu đó đã khiến bà luôn đồng hành cùng họ đến cùng trước những sự việc bất công, để đòi lại cho họ lẽ công bằng.

Luật sư Trương Thị Hòa.

Luật sư Trương Thị Hòa.

Sự giúp đỡ của Luật sư Hòa không dừng lại ở việc bà nhận bào chữa miễn phí cho phụ nữ nghèo, mà còn ở nỗ lực tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với các tầng lớp người nghèo khổ, khó khăn. Bà từng nhiều lần nhấn mạnh, chính sự “mù” kiến thức pháp luật là một trong những nguồn cơn chủ yếu gây ra bao bi kịch.

Luật sư Trương Thị Hòa còn được mệnh danh là “luật sư của doanh nghiệp khởi nghiệp”. Trong giai đoạn những năm 1990, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp làm ăn nhưng không rành luật, bà chính là người đăng đàn trò chuyện pháp luật, gỡ rối về thủ tục pháp lý để giúp họ bước vào con đường kinh doanh. Cho đến nay, bà vẫn luôn là người đồng hành với các doanh nghiệp khởi nghiệp để dùng kiến thức pháp luật tương trợ cho họ. Tại các diễn đàn, hội thảo dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở TP HCM, người ta thường thấy sự có mặt của bà, vững chãi, đáng tin cậy, đưa ra những ý kiến hết sức xác đáng nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp nhận diện những điều họ chưa thông suốt về hành lang pháp lý.

Luật sư Trương Thị Hòa hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư, Đoàn Luật sư TP HCM. Bà đã phối hợp với Hội Phụ nữ thành phố tuyên truyền, giới thiệu Hiến pháp, pháp luật, các Luật về Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em... cho nhiều hội viên, phụ nữ.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Luật sư Trương Thị Hòa là hai người phụ nữ tiêu biểu của giới luật sư, những người đã cống hiến cả gần trọn cuộc mình, bằng kiến thức pháp luật giúp đời, giúp người. Hai nữ luật sư cũng đại diện cho những người phụ nữ “không có tuổi”, bởi tuổi tác dường như không ngăn được ngọn lửa nghề, lòng yêu thương và nâng đỡ con người trong họ. Đáng mừng rằng, đây đó trên cả nước, còn có không ít nữ luật sư như thế, dù nổi danh hay ít tiếng tăm, dù đã ở tuổi hưu trí nhưng không ngày nào ngơi nghỉ những bước chân tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho những người dân đang cần đến mình…

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.