Chuyện những người thầm lặng chăm sóc sức khỏe nơi thôn bản

Thông qua hình thức sân khấu hóa, các đội đã mang đến cuộc thi những câu chuyện thực tế tại chính thôn bản của mình
Thông qua hình thức sân khấu hóa, các đội đã mang đến cuộc thi những câu chuyện thực tế tại chính thôn bản của mình
(PLO) - Mạng lưới nhân viên y tế thôn bản được xem là cánh tay nối dài của ngành Y tế, là nhân tố then chốt trong việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, giúp người dân ở những nơi này tiếp cận với quyền lợi được chăm sóc y tế. 

Họ đến với nghề bằng tất cả lòng nhiệt huyết và những kỹ năng tuyên truyền khéo léo. Một cái nghề mà công việc thì nhiều, phụ cấp thì ít nhưng họ vẫn làm tròn trách nhiệm vì bà con buôn làng. 

Những bước chân không mỏi

Ở các vùng dân tộc, dân trí không đồng đều, tồn tại nhiều hủ tục, việc truyền thông, vận động cho người dân thực hiện chính sách y tế còn nhiều khó khăn. Với tư cách là những người ở tuyến cuối cùng, trực tiếp thực hiện công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đã không quản ngày đêm, đường sá xa xôi, thậm chí là cả sự bất hợp tác để bám nắm địa bàn, tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu. Với họ“đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chính sách y tế, dân số là những công việc đã thành thông lệ.

Chị Cil Múp Gluyết, nhân viên y tế thôn bản của huyện Lạc Dương, thành viên đội y tế thôn bản tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Tôi tham gia y tế thôn bản đã được 6 năm. Việc vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng cũng rất khó vì các cháu sau khi tiêm thường sốt nhẹ do phản ứng phụ. Nhiều người sợ lắm, nhất định không cho con đi tiêm. Bà con lại thường đi làm rẫy xa, mình lại phải theo họ vào rẫy để tuyên truyền, vận động. Có lúc bị mắng, tủi thân lắm nhưng mình không bỏ cuộc vì đó là việc nên làm, vì sức khỏe mọi người”.

Được biết, mỗi nhân viên y tế thôn bản hiện nay phải phụ trách hàng trăm gia đình với hàng nghìn nhân khẩu và chẳng phải khi nào họ cũng dễ dàng tiếp cận được đối tượng cần vận động. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, đòi hỏi họ phải kiên trì và mất nhiều thời gian, dù công việc nhiều áp lực, khó khăn, thù lao ít ỏi nhưng họ vẫn luôn mong muốn được tiếp tục công việc bởi niềm vui lớn nhất của họ là bà con buôn làng được khỏe mạnh.

Chị Sơ Ao K’Phia, nhân viên y tế thôn bản của xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “Phụ cấp của y tế thôn bản rất thấp, có những hôm phải lội sông, vượt suối nhưng chúng tôi là người địa phương, là đứa con của bản làng, chúng tôi làm việc vì lòng nhiệt huyết, vì bản làng. Trong thâm tâm, lúc nào tôi cũng nghĩ bản làng, thôn buôn của mình là bố mẹ, là anh chị em, những người trong dòng họ, do đó mình làm công việc này là vì người thân của mình. Chúng tôi làm việc không phải vì phụ cấp, dù khó khăn thế nào nhưng bằng lòng nhiệt huyết, tình yêu buôn làng chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, vất vả của công việc, tranh thủ mọi thời gian mình có thể đến thăm được từng nhà. Là những đứa con của buôn làng nên chúng tôi hiểu từng hoàn cảnh gia đình, biết được đối tượng nào thực sự cần chúng tôi thì chúng tôi sẽ ưu tiên đi trước”. 

Đào tạo chuyên sâu hơn nữa cho đội ngũ y tế thôn bản

Lực lượng y tế thôn bản có vai trò rất quan trọng, cùng với lực lượng cán bộ nhân viên y tế thực hiện ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như các mục tiêu của ngành. Nhân viên y tế thôn bản là những người đã được trải qua các khóa đào tạo cơ bản, trang bị kiến thức chuyên môn như tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết cách phòng tránh bệnh dịch, chăm sóc sản phụ tại gia đình, vận động người dân trồng thuốc nam, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống... Họ là cánh tay nối dài để ngành Y tế thực hiện công tác truyền thông, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngay tại cộng đồng. Sự tận tâm của y tế thôn bản đã giúp cho việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em,… trên địa bàn các huyện được thực hiện có hiệu quả.

Nói về vai trò của y tế thôn bản, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Y tế thôn bản là những người bám địa bàn và hiểu rõ thực tế sức khỏe của người dân tại cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao giờ cũng quan trọng, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bộ Y tế sẽ cố gắng tìm mọi giải pháp như đổi mới cơ chế tài chính, xã hội hóa và huy động sự đóng góp của chính quyền địa phương để giúp đội ngũ y tế thôn bản phát triển. Mặt khác, trong chương trình đào tạo cần có những đào tạo chung và chuyên sâu hơn nữa cho đội ngũ y tế thôn bản để có kiến thức, tay nghề, kỹ năng và đặc biệt là thường xuyên tổ chức các cuộc thi để tạo nên phong trào tôn vinh, phát triển thêm đội ngũ y tế thôn bản”.

Để có được những đóng góp như vậy, những nhân viên y tế thôn bản không chỉ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” theo kiểu truyền thống mà họ còn luôn tìm hướng đổi mới phương pháp truyền thông. “Bằng những nỗ lực của các nhân viên y tế thôn bản, đến nay tục mời thầy cúng mỗi khi bị bệnh của người dân trong bản dần được xóa bỏ, thay vào đó có vấn đề gì về sức khỏe bà con đã biết tìm đến nhân viên y tế thôn bản, trạm y tế xã khám bệnh và nếu vấn đề chuyên môn vượt khả năng của trạm thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời”, một nhân viên y tế thôn bản tỉnh Gia Lai vui mừng chia sẻ. 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.